8 cách kiểm tra link an toàn

Quản Trị Mạng – Siêu liên kết Hyperlink là đặc thù của thế giới web. Nhưng đây có thể là những cái bẫy với ngay cả những người dùng kinh nghiệm nhất. Kích vào một đường link có thể mang lại những nguy hiểm tiềm ẩn khi lừa đảo qua mạng đang tràn ngập trên Internet. Do vậy, trước khi nhấn vào một đường link nào đó, người dùng cần chắc chắn rằng đường link sẽ nhấn là an toàn và không tiềm ẩn malware. Bài viết sẽ liệt kê một số phương pháp kiểm tra đường link giúp người dùng lướt web an toàn hơn.

Googe Safe Browsing Diagnostic

Google Safe Browsing Diagnostic được phát hành từ vài năm trước. Công cụ cung cấp cho người dùng báo cáo chi tiết về các tên miền hay link web. Được phát triển bởi Google nhờ Safe Browsing API , một bộ phận trong hạ tầng cỗ máy tìm kiếm, nên người dùng hoàn toàn có thể tin tưởng vào công cụ. Để sử dụng, ta thêm URL của site muốn kiểm tra vào sau địa chỉ http://www.google.com/safebrowsing/diagnostic?site=. Google sẽ cung cấp thông tin chẩn đoán cho site gồm 4 điểm:

  • Trạng thái danh sách dịch vụ hiện tại.
  • Điều gì đã xảy ra khi Google truy cập trang web này?
  • Có phải trang web này đã hoạt động với vai trò trung gian để phát tán thêm phần mềm độc hại không?
  • Trang web có lưu trữ phần mềm độc hại không?

Lưu ý rằng những thông tin Google cung cấp chỉ căn cứ vào trạng thái site trong 90 ngày gần nhất.

URL Void

URL Void là chương trình quét web uy tín giúp phân tích một địa chỉ web bằng nhiều engine (khoảng 30) và danh sách đen các tên miền, như Google SafeBrowsing, Norton SafeWeb và MyWOT để phát hiện bất kỳ website tiềm ẩn nguy hiểm nào. Người dùng phải chèn thủ công một đường link và URLVoid sẽ liệt kê trạng thái phát hiện tích cực hay tiêu cực bằng những egine được sử dụng. Người dùng có thể kiểm tra danh sách đe dọa (threat log) để biết chi tiết.

UnMask Parasites

Unmask Parasites là một công cụ bảo mật đơn giản để quét một site và cho bạn biết nếu site mang những link spam, mã độc hay chuyển hướng liên kết. Thường thì các website bị xâm nhập và mã độc được chèn mà quản trị viên không hề biết. Unmask Parasites tải về đường link (trang web) được cung cấp, phân tích mã HTML, đặc biệt là các link ngoài, iframe và JavaScript. Đây thực sự là giải pháp nhanh chóng và dễ thực hiện.

PhishTank

Lừa đảo qua mạng (phishing) thì tương đối dễ phát hiện khi nhìn vào URL. Các ngân hàng và những site nhạy cảm khác thường phải triển khai các biện pháp phòng chống lừa đảo kiểu này. Một trong những cách đó là sử dụng hệ số index của những site lừa đảo được giữ trong PhishTank. Người dùng cũng có thể bổ sung site lừa đảo cho danh sách. Nhớ rằng PhishTank không phải là một công cụ bảo mật. Đây là một dịch vụ miễn phí được tạo bởi OpenDNS.

Dr.Web Anti-Virus Link Checker

Dr.Web Anti-Virus Link Checker là một add-on cho cả Chrome, Firefox, Opera và IE. Tiện ích sử dụng engine diệt virus trực tuyến Dr.Web để quét tìm nội dung độc hại trên một link tải về. Tiện ích cũng tự động quét nội dung tải về và quét nhanh trên tất cả các link mạng xã hội Facebook, Vk.com, Google+. Dịch vụ này xuất hiện từ năm 2003, và được cập nhật định kỳ.

UnShorten.it

URL ngắn xuất hiện dày đặc trên Web ngày nay. Chỉ có một điều là người dùng không biết được đích xác thứ gì ẩn giấu đằng sau URL ngắn đó. Có thể sử dụng một chương trình kéo dài URL nhưng dù có như vây thì ta cũng không thể biết được bản thân URL đã kéo dài này có an toàn hay không. UnShorten.it kết hợp cả hai chức năng: kéo dài URL ngắn và quét URL qua các công cụ của WOT (Web of Trust) để trả lại cho người dùng thẻ đánh giá độ tin cậy. Chỉ cần dán URL ngắn vào chương trình và dịch vụ sẽ trả về URL trực tiếp của website đích, mô tả website và đánh giá WOT kèm theo hình thu nhỏ của website đích. UnShorten.it cũng cung cấp các tiện ích mở rộng cho Chrome và Firefox.

VirusTotal

VirusTotal cung cấp hai công cụ cho người dùng. Một công cụ đăng tải để quét file nghi vấn và một chương trình quét link kiểm tra site trước khi nhấn vào. VirusTotal cũng sử dụng một chuỗi các engine diệt virus, quét website, các công cụ phân tích file và URL trả về những báo cáo chi tiết. Chẳng hạn như, một số engine sẽ hiển thị thêm thông báo rất rõ ràng về việc URL có nằm trong một mạng botnet nào đó hay không. Các công cụ được cập nhật sau mỗi 15 phút.

Comodo Site Inspector

Đây là công cụ phát hiện malware và lỗ hổng bảo mật miễn phí để bạn có thể kiểm tra một URL hay các nhà quản trị web có thể sử dụng để thiết lập kiểm tra hằng ngày. Việc kiểm tra này mất một chút thời gian do về cơ bản Comodo sẽ tải về tất cả những trang được chỉ định và chạy chúng trong một môi trường trình duyệt cách ly (sandbox).

8 công cụ kiểm tra URL trên đây chỉ là một lượng nhỏ trong số rất nhiều công cụ kiểm tra link khác. Chúng sẽ giúp hình thành những tấm chắn bảo vệ an toàn cho máy tính của bạn.

Website Security Monitor: kiểm tra an toàn cho website

TTO – Nếu đang sử dụng một hệ thống CMS cho website của mình như WordPress, Joomla, Drupal… với các plugin cài đặt của bên thứ ba thì bạn rất khó có thể xác định xem trang web có bị ảnh hưởng bởi một phần mềm độc hại hay backdoor hay không. Website Security Monitor sẽ trợ giúp bạn.

Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

>> 5 phần mềm bảo mật miễn phí tốt nhất 2011

>> BitDefender TrafficLight: bảo vệ lướt web miễn phí

Đây là ứng dụng cho phép người dùng có thể kiểm tra trang web có chứa các liên kết trái phép, các kịch bản (script), quảng cáo và các nội dung không thích hợp mà chủ nhân không hay biết. Ngoài ra, ứng dụng cũng cung cấp khả năng tiếp cận thông tin các trang web, hiệu suất trang web, máy chủ, cơ sở dữ liệu, số lượng liên kết trong/ngoài cũng như tính bảo mật của máy chủ web.

Để sử dụng Website Security Monitor, người dùng truy cập vào đây để tải ứng dụng về máy, tương thích Windows XP/Vista/7. Sau khi cài đặt người dùng chỉ việc khởi động ứng dụng và cho chương trình tiến hành quét. Khi quá trình quét hoàn tất, ứng dụng sẽ tạo ra một báo cáo hiển thị dưới dạng ba tab riêng biệt cùng một báo cáo chi tiết về quá trình quét.

Tất cả nội dung có khả năng độc hại sẽ được đánh dấu bằng màu đỏ. Website Security Monitor không chỉ cung cấp khả năng quét nhiều trang web cùng lúc mà còn cho phép thêm chúng vào các tab riêng biệt để thuận tiện việc xem kết quả quét.

Để hạn chế số lượng các chủ đề quét, kích thước trang và tốc độ quét, người dùng hãy bấm vào nút Program Settings. Tab Partner là nơi hiển thị một danh sách các trang web được xem là an toàn, miễn gắn cờ. Chúng bao gồm Twitter, Google Adsense, Wikipedia, Facebook, Feedburner,… Đáng buồn là phần mềm không cung cấp tùy chọn thêm vào các trang web thuộc danh sách ngoại lệ.

Tab Stop là nơi cung cấp tổng quan các loại website có chứa những từ bị đánh dấu không được truy cập.

Nhìn chung, Website Security Monitor là ứng dụng thích hợp để bạn kiểm tra mức độ an toàn của một website nhưng cũng chỉ ở mức tương đối.

Kiểm tra độ an toàn của các trang web

Nếu là người thường xuyên dùng máy tính, có khi nào bạn bị lừa đảo? Cho dù bạn sử dụng máy Mac, Windows, Linux, iOS hay Android, đều có rất nhiều cơ hội cho ai đó gửi cho bạn một e-mail hoặc tin nhắn văn bản nhằm đánh cắp thông tin cá nhân của bạn. Dữ liệu cũng có nghĩa là tiền, và bạn đang có nguy cơ để mất chúng trên internet.

Khuyến cáo dành cho người dùng là hãy để trình duyệt của mình trở nên thông minh hơn. Nghĩa là bạn phải luôn luôn tăng cường gấp đôi việc kiểm tra URL của các trang web ngân hàng, mạng xã hội, web e-mail… trước khi đăng nhập. Hầu hết các trình duyệt như Firefox, Chrome và Internet Explorer ngày nay đều có sự thay đổi màu sắc ở phần bên trái của địa chỉ trên thanh address. Đây là dấu hiệu cho thấy trang web đã được chứng thực là hợp pháp, nó luôn là một ý tưởng tốt cho việc gõ vào các URL bằng tay và không bao giờ kèm theo trong các link từ một e-mail nào đó.

Ngoài ra, kiểm tra với HTTPS thay vì HTTP cũng là giải pháp an ninh tốt mặc dù HTTPS chưa phải là an toàn tuyệt đối.

Vậy đối với những liên kết video do bạn bè đưa lên Twitter thì làm thế nào? Có một số dịch vụ mà bạn có thể yên tâm sử dụng để xác minh các đường link này. Google Safe Browsing là một ví dụ điển hình cho việc này. Chỉ cần nhập địa chỉ URL: http://google.com/safebrowsing/diagnostic?site=tenwebsite, thay phần tenwebsite bằng tên hoặc IP trang web bạn muốn kiểm tra (ví dụ: http://google.com/safebrowsing/diagn…trimang.com.vn) ngay lập tức kết quả sẽ cho bạn biết trang web đó có lưu trữ phần mềm độc hại trong vòng 90 ngày qua hay không.

Một cách đơn giản khác là sử dụng dịch vụ hpHosts. Chỉ cần nhập tên trang web vào hộp tìm kiếm và ấn nút Search, cơ sở dữ liệu của hệ thống sẽ cho bạn biết nếu trang web kiểm tra đã được sử dụng để phát tán các phần mềm độc hại hoặc tấn công lừa đảo. HpHosts cung cấp cho bạn thông tin chi tiết hơn so với Google Safe Browsing.
Hai dịch vụ hoàn hảo khác là Norton Safe Web từ Symantec – cho biết sự an toàn của một trang web, liệt kê các mối đe dọa, phần mềm độc hại, virus, rủi ro bảo mật… và Unmasked Parasites – xác minh tính an toàn của cả trang web và cung cấp danh sách chi tiết các liên kết cùng độ an toàn của nó (safe).

Nhiều bộ bảo mật còn được đi kèm với trình duyệt thông qua các add-on để kiểm tra các link khi bạn ghé qua. Chúng hoạt động khá tốt ở chức năng quét kết quả tìm kiếm của bạn và thêm các biểu tượng để chỉ ra liên kết có được an toàn hay không.

Bạn có thể tải về công cụ AVG LinkScanner dành cho hệ điều hành Windows hoặc máy Mac (miễn phí), với những thiết bị Android bạn có thể sử dụng hai tiện ích miễn phí là Mobilation Android app hoặc Lookout Mobile Security. Cả hai ứng dụng này đều có chức năng chặn các liên kết độc hại trên thiết bị chạy Android.

Đáng tiếc là với người dùng iPhone và iPad của Apple, mặc dù lừa đảo trên mạng xã hội đã được chứng minh là có thể xảy ra trên các thiết bị iOS không bị jailbroken, tuy nhiên Apple vẫn không cho phép các ứng dụng kiểm tra liên kết như vậy

4 nguồn tài liệu học linux

Nếu mới sử dụng hệ điều hành Linux hoặc các chương trình mã nguồn mở, chắc chắn bạn sẽ phải tìm hiểu them thông tin, kiến thức cơ bản về lĩnh vực mới mẻ này. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn danh sách một số địa chỉ đáng tin cậy, cung cấp nhiều mẹo sử dụng hữu ích cũng như thông tin cần thiết, phù hợp với nhiều người sử dụng.

Mục đích chính của FLOSS Manuals là cung cấp tài liệu, hướng dẫn sử dụng miễn phí dành cho nhiều phần mềm khác nhau. Được đóng góp bởi rất nhiều thành viên tâm huyết và nhiệt tình, phần lớn trong đó là lập trình viên. Mỗi tài liệu được công bố đều được gắn liền với ví dụ minh họa cụ thể, do vậy người sử dụng rất dễ nắm bắt nội dung và nhanh chóng hiểu được phần cơ bản.

Hiện tại, đã có hơn 80 “ẩn phẩm” xoay quanh chủ đề phần mềm ứng dụng, các nền tảng công nghệ nhưInkscapeWordPress, OpenOffice.org, AudacityThunderbird, và dòng lệnh Linux… Người sử dụng có thể tham khảo các tài liệu này trực tuyến, hoặc đọc văn bản dưới định dạng PDF, ePub.

1 sự kết hợp khá toàn diện của mô hình diễn đàn thông thường và những website Tutorial, LinuxQuestions có thể xem là địa chỉ phù hợp nhất dành cho người mới bắt đầu làm quen với Linux hoặc những người dùng khác. Tại đây, tất cả các chủ đề chính đều được đề cập đến, từ phần cứng đến phần mềm, hệ thống mạng cơ bản đến phức tạp… đi kèm với đó là các bài thử nghiệm cụ thể và hướng dẫn khác. Đó chính là những điểm mạnh của cộng đồng LinuxQuestions này, được tạo ra bởi những người đã và đang sử dụng, mục đích hoạt động chính là hướng đến chính những thế hệ người dùng Linux tiếp theo.

Command Line Magic và commandlinefu:

Bạn cần tìm những thông tin, gợi ý nhanh nhất về Command Line? Muốn nắm bắt thông tin cơ bản trong quá trình sử dụng này? Giờ đây, bạn sẽ không còn phải tìm kiếm qua Google hoặc những tài liệu dài “lê thê” khác, tất cả những gì bạn cần làm là truy cập vào Command Line Magic và commandlinefu.

Command Line Magic thực chất là 1 tài khoản microblogging – hiện đã có sẵn trên Twitter và identi.ca với nhiều kiến thức cơ bản về các lệnh Command Line phổ biến, luôn được cập nhật hàng ngày.

Còn commandlinefu với mô hình khá giống với Command Line Magic. Tại đây, mục đích sử dụng và các cú pháp cơ bản của Command Line được giải thích chi tiết và cặn kẽ hơn, đi kèm với đó là hệ thống hỗ trợ tìm kiếm qua từ khóa và tag đa dạng, dễ dàng giúp người sử dụng tìm được thông tin cần thiết.

Nếu bạn đang cần tìm những bài hướng dẫn, thử nghiệm về ứng dụng và hệ thống mạng, hãy tìm đến HowtoForge (http://www.howtoforge.com/). Hầu hết những bài trải nghiệm tại đây khá thích hợp với những người làm kỹ thuật, hoặc ít nhất là những ai muốn phát triển nền tảng và kỹ năng sử dụng phần mềm, triển khai mô hình hệ thống mạng.

Nếu muốn tìm hiểu cách sử dụng Inkscape thì bạn đã không gặp may, còn nếu muốn biết cách cấu hình, thiết lập 1 hệ thống web server hoàn chỉnh thì HowtoForge là sự lựa chọn không thể tốt hơn. Với mô hình hoạt động giống như FLOSS Manuals và LinuxQuestions, người sử dụng đều được khích tinh thần đóng góp choHowtoForge để giúp cho việc duy trì và phát triển website ngày càng đa dạng hơn nữa.

T.Anh (theo Make Tech Easier)

8 cách đơn giản để kiểm tra độ an toàn của website

1.      Google Safe Browsing Diagnostic

Dịch vụ Google Safe Browsing Diagnostic sẽ cho bạn một báo cáo chi tiết về tên miền và các đường dẫn liên quan đến địa chỉ web mà bạn muốn kiểm tra. Sử dụng Safe Browsing API – một phần của bộ máy tìm kiếm google nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả chuẩn đoán. Để sử dụng, bạn chỉ cần thêm địa chỉ của trang web cần kiểm tra vào cuối đường dẫn: http://www.google.com/safebrowsing/diagnostic?site=, và dán vào trình duyệt web (ví dụ http://www.google.com/safebrowsing/diagnostic?site=echip.com.vn). Chú ý rằng những kết quả trả về được dựa trên thông tin thu thập được trong vòng 19 ngày gần nhất.

2.      URL Void

URLVoid là một ứng dụng web có chức năng quét một địa chỉ web bằng hơn 30 công cụ khác nhau, như Google SafeBrowsing, Norton SafeWeb hay MyWOT, nhằm xác định tất cả những mối nguy hiểm tiềm tàng nếu có của website. Bạn chỉ cần dán địa chỉ trang web cần kiểm tra, và bấm SCAN NOW, URLVoid sẽ tự động quét và hiển thị kết quả dưới dạng bảng. Bạn có thể xem thêm thông tin về mối nguy hiểm bằng cách bấm vào More Details.

3.      UnMask Parasites

Đúng như tên gọi của mình, UnMask Parasites là một công cụ đơn giản với chức năng quét một website và cho bạn biết nó chưa các mối nguy hiểm, như các đường link rác, các dòng mã lệnh đáng ngờ, hay cầu nối sang một website nguy hiểm khác. Nếu địa chỉ web đưa ra không an toàn (suspicious), hãy cân nhắc trước khi truy cập vào đó nhé.

4.      PhishTank

Tuy phishing là một hình thức lừa đảo rất đơn giản và dễ dàng bị phát hiện đối với những người sử dụng máy tính có kinh nghiệm, thế nhưng đối với những người không chuyên, chỉ cần một giây không cẩn thận, họ có thể mất tài khoản email, diễn đàn, thậm chỉ cả tài khoản ngân hàng cùng rất nhiều thông tin cá nhân vào tay kẻ xấu. Một cách đơn giản để phòng chống phishing, đó là sử dụng danh sách các địa chỉ có nguy cơ Phishing tại PhishTank. Được lập ra bởi OpenDNS, PhishTank lưu trữ thông tin về các vụ Phishing, từ đó bạn có thể kiểm tra, cũng như đề xuất một trang web nghi ngờ là Phishing để cảnh báo những người sau.

5.      Dr.Web Anti-Virus Link Checker

Dr.Web Anti-Virus Link Checker là một phần mở rộng cho trình duyệt web (hỗ trợ cả Chrome, Firefox, IE, Safari và Opera) và cả trình quản lí email Thunderbird. Sử dụng trình quét virus trực tuyến của Dr. Web, Dr.Web Anti-Virus Link Checker có thể phát hiện tất cả các file không an toàn trong trang web. Add-on này cũng có chức năng tự động quét tất cả các đường link trên các mạng xã hội như Facebook, Vk.com hay Google+. Ra đời từ năm 2003 và vẫn đang tiếp tục được cập nhật, Dr.Web Anti-Virus Link Checker là một công cụ rất nổi tiếng và đáng tin cậy. Địa chỉ download cho: Chrome, Firefox, Thunderbird, Opera, IE

6.      UnShorten.it

Ngày này các công cụ rút ngắn đường dẫn đến trang web rất phổ biến. Bên cạnh sự tiện lợi của mình thì những địa chỉ này cũng ẩn chứa không ít những vấn đề: bạn không thể biết chắc chắn rằng địa chỉ rút gọn này sẽ đưa mình tới đâu. UnShorten.it sẽ đảm bảo an toàn cho bạn khi truy cập vào các địa chỉ dạng này, với khả năng vừa tìm lại địa chỉ gốc chưa rút gọn, vừa kiểm tra tính bảo mật của địa chỉ ấy bằng công cụ WOT (Web of Trust), để đưa ra đánh giá chính xác về địa chỉ rút gọn bạn đang nghi ngờ. Ngoài cách sử dụng UnShorten.it thông qua website chính, người dùng có thể tải về phần mở rộng cho Chrome và Firefox để làm việc này tự động.

7.      VirusTotal

Được biết đến như một công cụ upload file và quét virus online, với tổng hợp rất nhiều trình quét của các website nổi tiếng, nhưng ít ai biết rằng VirusTotal còn có khả năng phân tích một đường link, đưa ra một báo cáo chi tiết về độ an toàn của trang web đó. Cơ sở dữ liệu của VirusTotal được cập nhật 15 phút một lần.

8.      Comodo Site Inspector

Trái ngược với sự rắc rối của phần mềm tường lửa Comodo nổi tiếng, công cụ quét địa chỉ web online Comodo Sie Inspector lại có giao diện hết sức đơn giản va dễ dùng. Quá trình quét của Comodo tỏ ra lâu hơn các công cụ ở trên một chút, do Comodo cần download tất cả các trang liên quan và mở chúng trong một môi trường giả lập để kiểm tra. Ngoài cách quét thông thường chỉ một địa chỉ, các quản trị viên website có thể sử dụng Comodo để kiểm tra an toàn tên miền của mình hằng ngày.

8 cách kiểm tra link an toàn

Quản Trị Mạng – Siêu liên kết Hyperlink là đặc thù của thế giới web. Nhưng đây có thể là những cái bẫy với ngay cả những người dùng kinh nghiệm nhất. Kích vào một đường link có thể mang lại những nguy hiểm tiềm ẩn khi lừa đảo qua mạng đang tràn ngập trên Internet. Do vậy, trước khi nhấn vào một đường link nào đó, người dùng cần chắc chắn rằng đường link sẽ nhấn là an toàn và không tiềm ẩn malware. Bài viết sẽ liệt kê một số phương pháp kiểm tra đường link giúp người dùng lướt web an toàn hơn. Continue reading

Website Security Monitor: kiểm tra an toàn cho website

TTO – Nếu đang sử dụng một hệ thống CMS cho website của mình như WordPress, Joomla, Drupal… với các plugin cài đặt của bên thứ ba thì bạn rất khó có thể xác định xem trang web có bị ảnh hưởng bởi một phần mềm độc hại hay backdoor hay không. Website Security Monitor sẽ trợ giúp bạn. Continue reading

Kiểm tra độ an toàn của các trang web

Nếu là người thường xuyên dùng máy tính, có khi nào bạn bị lừa đảo? Cho dù bạn sử dụng máy Mac, Windows, Linux, iOS hay Android, đều có rất nhiều cơ hội cho ai đó gửi cho bạn một e-mail hoặc tin nhắn văn bản nhằm đánh cắp thông tin cá nhân của bạn. Dữ liệu cũng có nghĩa là tiền, và bạn đang có nguy cơ để mất chúng trên internet. Continue reading

4 nguồn tài liệu học linux

Nếu mới sử dụng hệ điều hành Linux hoặc các chương trình mã nguồn mở, chắc chắn bạn sẽ phải tìm hiểu them thông tin, kiến thức cơ bản về lĩnh vực mới mẻ này. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn danh sách một số địa chỉ đáng tin cậy, cung cấp nhiều mẹo sử dụng hữu ích cũng như thông tin cần thiết, phù hợp với nhiều người sử dụng. Continue reading

8 cách đơn giản để kiểm tra độ an toàn của website

1.      Google Safe Browsing Diagnostic

Dịch vụ Google Safe Browsing Diagnostic sẽ cho bạn một báo cáo chi tiết về tên miền và các đường dẫn liên quan đến địa chỉ web mà bạn muốn kiểm tra. Sử dụng Safe Browsing API – một phần của bộ máy tìm kiếm google nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả chuẩn đoán. Để sử dụng, bạn chỉ cần thêm địa chỉ của trang web cần kiểm tra vào cuối đường dẫn: http://www.google.com/safebrowsing/diagnostic?site=, và dán vào trình duyệt web (ví dụ http://www.google.com/safebrowsing/diagnostic?site=echip.com.vn). Chú ý rằng những kết quả trả về được dựa trên thông tin thu thập được trong vòng 19 ngày gần nhất.

2.      URL Void

URLVoid là một ứng dụng web có chức năng quét một địa chỉ web bằng hơn 30 công cụ khác nhau, như Google SafeBrowsing, Norton SafeWeb hay MyWOT, nhằm xác định tất cả những mối nguy hiểm tiềm tàng nếu có của website. Bạn chỉ cần dán địa chỉ trang web cần kiểm tra, và bấm SCAN NOW, URLVoid sẽ tự động quét và hiển thị kết quả dưới dạng bảng. Bạn có thể xem thêm thông tin về mối nguy hiểm bằng cách bấm vào More Details.

3.      UnMask Parasites

Đúng như tên gọi của mình, UnMask Parasites là một công cụ đơn giản với chức năng quét một website và cho bạn biết nó chưa các mối nguy hiểm, như các đường link rác, các dòng mã lệnh đáng ngờ, hay cầu nối sang một website nguy hiểm khác. Nếu địa chỉ web đưa ra không an toàn (suspicious), hãy cân nhắc trước khi truy cập vào đó nhé.

4.      PhishTank

Tuy phishing là một hình thức lừa đảo rất đơn giản và dễ dàng bị phát hiện đối với những người sử dụng máy tính có kinh nghiệm, thế nhưng đối với những người không chuyên, chỉ cần một giây không cẩn thận, họ có thể mất tài khoản email, diễn đàn, thậm chỉ cả tài khoản ngân hàng cùng rất nhiều thông tin cá nhân vào tay kẻ xấu. Một cách đơn giản để phòng chống phishing, đó là sử dụng danh sách các địa chỉ có nguy cơ Phishing tại PhishTank. Được lập ra bởi OpenDNS, PhishTank lưu trữ thông tin về các vụ Phishing, từ đó bạn có thể kiểm tra, cũng như đề xuất một trang web nghi ngờ là Phishing để cảnh báo những người sau.

5.      Dr.Web Anti-Virus Link Checker

Dr.Web Anti-Virus Link Checker là một phần mở rộng cho trình duyệt web (hỗ trợ cả Chrome, Firefox, IE, Safari và Opera) và cả trình quản lí email Thunderbird. Sử dụng trình quét virus trực tuyến của Dr. Web, Dr.Web Anti-Virus Link Checker có thể phát hiện tất cả các file không an toàn trong trang web. Add-on này cũng có chức năng tự động quét tất cả các đường link trên các mạng xã hội như Facebook, Vk.com hay Google+. Ra đời từ năm 2003 và vẫn đang tiếp tục được cập nhật, Dr.Web Anti-Virus Link Checker là một công cụ rất nổi tiếng và đáng tin cậy. Địa chỉ download cho: Chrome, Firefox, Thunderbird, Opera, IE

6.      UnShorten.it

Ngày này các công cụ rút ngắn đường dẫn đến trang web rất phổ biến. Bên cạnh sự tiện lợi của mình thì những địa chỉ này cũng ẩn chứa không ít những vấn đề: bạn không thể biết chắc chắn rằng địa chỉ rút gọn này sẽ đưa mình tới đâu. UnShorten.it sẽ đảm bảo an toàn cho bạn khi truy cập vào các địa chỉ dạng này, với khả năng vừa tìm lại địa chỉ gốc chưa rút gọn, vừa kiểm tra tính bảo mật của địa chỉ ấy bằng công cụ WOT (Web of Trust), để đưa ra đánh giá chính xác về địa chỉ rút gọn bạn đang nghi ngờ. Ngoài cách sử dụng UnShorten.it thông qua website chính, người dùng có thể tải về phần mở rộng cho Chrome và Firefox để làm việc này tự động.

7.      VirusTotal

Được biết đến như một công cụ upload file và quét virus online, với tổng hợp rất nhiều trình quét của các website nổi tiếng, nhưng ít ai biết rằng VirusTotal còn có khả năng phân tích một đường link, đưa ra một báo cáo chi tiết về độ an toàn của trang web đó. Cơ sở dữ liệu của VirusTotal được cập nhật 15 phút một lần.

8.      Comodo Site Inspector

 

Trái ngược với sự rắc rối của phần mềm tường lửa Comodo nổi tiếng, công cụ quét địa chỉ web online Comodo Sie Inspector lại có giao diện hết sức đơn giản va dễ dùng. Quá trình quét của Comodo tỏ ra lâu hơn các công cụ ở trên một chút, do Comodo cần download tất cả các trang liên quan và mở chúng trong một môi trường giả lập để kiểm tra. Ngoài cách quét thông thường chỉ một địa chỉ, các quản trị viên website có thể sử dụng Comodo để kiểm tra an toàn tên miền của mình hằng ngày.