Tổng quan về độ phân giải của hệ thống camera quan sát khép kín CCTV.
Trong hệ thống video an ninh CCTV sự khác biệt chủ-yếu về độ phân giải của hệ CCTV là hình-ảnh chụp được, để hiển thị lên màn hình và độ phân giải hình ảnh khi lưu trữ.
Độ phân giải của hình ảnh trên camera analog
Khi xét đến đặc điểm kỹ thuật của camera quan sát an ninh, bạn sẽ thấy hai thông số quan trọng đánh giá các cảm biến của camera. Một thông số thể hiện số lượng điểm ảnh (768 H X 494 V) của vi-mạch cảm biến hình và một thông số là tỷ lệ độ phân giải ngang (TVL) của một camera.
§  Số lượng Điểm ảnh hiệu quả = 768 (ngang) X 494 (dọc)
§  Độ phân giải ngang = 540 dòng TV
Sự khác biệt giữa hai thông số này là tỉ lệ khía cạnh điểm ảnh (pixel aspect ratio) và tỷ lệ khía cạnh hình ảnh ( picture aspect ratio). Tỷ lệ khía cạnh điểm ảnh được qui ra từ số lượng điểm ảnh thực tế mà vi-mạch cảm biến hình có thể nắm bắt.Còn tỷ lệ khía cạnh hình ảnh thì dựa trên các tiêu chuẩn NTSC cho các tín hiệu tương tự (analog) tín hiệu hình ảnh tổng hợp  (composite video) đã được thiết kế để xử lý. Các kết quả số khác nhau  chỉ đơn giản dùng toán học  để có kết quả này và không đề cập đến toán học trong bài này.
Kể từ khi tiêu chuẩn camera an ninh loại tương-tự (analog) được định nghĩa là không có điểm ảnh vuông ,và áp dụng  căn cứ vào hai loại tỉ lệ cho hình ảnh, là tỷ lệ khía cạnh lưu trữ  (storage aspect ratio ) và tỷ lệ khía cạnh hiển thị trên màn hình (display aspect ratio).
Tỉ lệ khía cạnh lưu trữ ( Storage Aspect Ratio )
Các tỉ lệ lưu trữ này là kích thước của hình ảnh kỹ thuật số như đã được lưu trữ trên các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Ví dụ tỷ lệ lưu trữ có độ phân giải cao nhất bằng cách sử dụng tín hiệu hình ảnh tổng hợp (video composite) là những gì xuất phát từ một camera analog  là 720 x 480 cũng gần giống như độ nét tiêu chuẩn của DVD phim ảnh.
Khi lưu trữ video trên một đầu ghi analog DVR chuyên ngành an ninh ( security ) , bạn có các tùy chọn nhiều độ phân giải , các thiết lập điển hình cho việc lưu trữ đã biết là CIF, 2CIF và 4CIF.

Tỷ lệ khía cạnh hiển thị trên màn hình (Display Aspect Ratio)
Tỷ lệ khía cạnh hiển thị trên màn hình chỉ có thể được hiển thị theo tỉ lệ 4:3 là đúng theo tên gọi và  là tiêu chuẩn NTSC. Điều này sẽ làm giới hạn số lượng các dòng ngang dữ liệu thực sự có thể được hiển thị thấy. Đồng thời cũng giải thích lý do tại sao với bộ vi-mạch cảm biến hình có  768 dòng ngang  khi hiển thị trên một màn hình tỷ lệ 4:3 sẽ cho ra kết quả độ phân giải chỉ có 540 dòng TV .(Lưu ý: một bộ phim độ nét tiêu chuẩn DVD có thể được định dạng màn hình tỷ lệ  4:3 hay 16:9 nhưng kích thước điểm ảnh sẽ vẫn là 720 x 480 khi dùng cho các mục đích lưu trữ.)
Các tiêu chuẩn mới hơn cho việc truyền hình đã giới thiệu hệ TV độ nét cao (HDTV) với một tỷ lệ khía cạnh cho sẵn là 16:9, có độ phân giải được hiển thị cao hơn vì cho phép một số lượng dòng đi qua lớn hơn .  Công nghệ mới hơn của camera hiện nay cũng có thể chụp với độ phân giải cao hơn , như vậy sẽ cho phép để lưu trữ và hiển thị các hình ảnh độ phân giải cao hơn rất nhiều.
Hình ảnh mẫu với các độ phân giải :
Dưới đây là 3 hình ảnh khác nhau lấy từ một DVR GE Digia II. Những hình ảnh nhỏ hơn là từ một phương thức ghi CIF (360 × 240) và hình ảnh lớn hơn là từ một phương thức  ghi 4CIF (704 × 480) và Full D1 (720 x 480) .Sự khác biệt giữa các hình ảnh là kích thước của hình ảnh được lưu trữ trên ổ đĩa cứng.

Như bạn có thể thấy, hình ảnh 4CIF lớn hơn nhiều so với CIF. Với 4CIF bạn sẽ thấy dễ dàng hơn nhiều để nắm bắt thông tin chi tiết từ hình ảnh có độ phân giải 4CIF, hơn là từ hình ảnh có độ phân giải CIF. Trừ khi bạn may mắn được làm việc với một đầu ghi DVR 4CIF hoặc D1 trong thời gian thực (30fps) trên tất cả các kênh cùng một lúc ( full D1 realtime rec ), bạn cần phải quyết định chọn cho mỗi camera theo ứng dụng để có độ phân giải được cho là tốt nhất .
DVR và độ phân giải.
Các chuẩn mực về độ phân giải hình ảnh cho DVR
Độ phân giải của thiết bị ghi hình DVR là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn hệ thống thích hợp và cần được xem xét cẩn thận. Độ phân giải càng cao,dữ liệu càng nhiều, thông tin ghi nhận nhiều hơn và chi tiết hình ảnh được tổ chức để lưu và hiển thị chặt chẽ hơn.
Độ phân giải của DVR cũng dựa trên các điểm ảnh (pixels), hoặc các yếu tố hình ảnh (picture elements). Một điểm ảnh (pixel) là một mẫu hoàn thành nhỏ nhất của hình ảnh. Trái ngược với cách suy nghĩ thông thường, điểm ảnh không nhất thiết phải là hình vuông hoặc một dấu chấm, mà là một mẫu trừu tượng của toàn bộ một hình-ảnh. Trong một mẫu hình ảnh càng có nhiều điểm ảnh hơn, thì hình ảnh sẽ càng giống với nguồn thực tế hơn.
Nói chung, độ phân giải được xác định bởi hai tham số, cho thấy theo chiều rộng và theo chiều cao của hình ảnh. Lưu ý rằng các giá trị số dùng để xác định độ phân giải sẽ cho thấy tỷ lệ điểm ảnh (pixel ratio) tối-đa cho độ phân giải đó. Vì vậy, một hình-ảnh hiển thị có thể sử dụng cho một tỷ lệ điểm-ảnh (pixel) nhỏ hơn thay vì dùng cho mức tối đa ( khi ghi lưu ) .
Bốn chuẩn cơ bản của độ phân giải DVR.
Có bốn chuẩn về mức độ phân giải ghi hình ảnh âm thanh cơ bản liên kết với DVR. Được liệt kê  là CIF, 4CIF, Half D1 và D1.
§  CIF , hoặc thường gặp dạng trung gian, là mức thấp nhất trong ba độ chuẩn phân giải tại 352 x 240 điểm ảnh trong NTSC (tiêu chuẩn video được sử dụng ở Bắc Mỹ). CIF là một phần của độ phân giải đầy đủ , được biết đến như là 4CIF. CIF là chuẩn dùng tốt cho các sự kiện xảy ra gần với camera nhưng với sự kiện ở xa sẽ rất khó khăn để làm cho lớn hình ảnh ra theo khổ lớn.
§  4CIF được định nghĩa là 704 x 480 pixel. Trong khi về kỹ thuật thì nói một hình ảnh 4CIF có thể cho ra một hình ảnh tốt hơn so với CIF, điều này không nhất thiết phải đúng cho mọi trường hợp vì điểm ảnh còn theo là cho sản phẩm nào. Một hình ảnh CIF tại 352 có nghĩa là 240 x 352 điểm ảnh đó sẽ được lấp đầy với 240 dòng dữ liệu qua. Một hình ảnh 4CIF tại 704 x 480 điểm ảnh có nghĩa là 704 điểm ảnh sẽ được lấp đầy với 480 dòng dữ liệu qua. Nhưng cả hai hình ảnh không xác định chất lượng và / hoặc số lượng dữ liệu sẽ được sử dụng. Điểm ảnh được làm đầy với các dữ liệu đó được gọi là bit. điểm ảnh rỗng không chứa bit. Một hình ảnh CIF với số bit nhiều hơn một hình ảnh 4CIF , vẫn sẽ cho ra một hình ảnh tốt hơn. Nhưng thật ra Bitrate mới quyết định về giá trị đẹp xấu của hình ảnh.Bitrate đó là số lượng các bit được sử dụng trên một số lượng thời gian cụ thể. Vì vậy, bitrate xác định chi tiết trong hình ảnh.
§  D1  là chất lượng cao nhất của tất cả các chuẩn phân giải, đã được tạo ra bởi Sony. Lên tới 720 x 480 điểm ảnh (NTSC), D1 cung cấp hình ảnh video chất lượng tương đương với DVD. Trong thực tế, các hệ thống VCR D1 và DVD sử dụng cùng một tỷ lệ lấy mẫu và được dựa trên cùng một tiêu chuẩn. Như vậy, ngay cả các hình mà đối tượng ở xa sẽ xuất hiện rõ ràng ở độ phân giải này. Half D1 là chính xác như tên gọi có ngụ ý, đó là một nửa của D1, hoặc 360 x 480Half D1 phù hợp cho việc sử dụng quan sát cho nhu cầu kinh doanh, quan sát của tư nhân, cty hay nhà ở nhỏ nhưngkhông phải là chất lượng chuyên nghiệp.
Độ phân giải ghi-hình DVR được định nghĩa là QCIF, CIF, 2CIF, và Full D1.
Những từ viết tắt dịch như sau:
§  QCIF: 176 x 120 pixels
§  CIF:     352 x 240 pixels
§  2CIF: 720 x 240 pixels
§  4CIF: 704 x 480 pixels
§  D1:       720 x 480 pixels
Tại sao điều này lại quan trọng như vậy?
Hầu hết các hệ thống DVR khi phát lại video ở độ phân giải D1 đầy đủ. (Những gì bạn thấy là chiếm trọn một màn hình đầy đủ) Vì vậy, nếu kênh video ghi nhận ban đầu của bạn đã được thực hiện trong mức độ phân giải  QCIF hoặc 176 x 120 pixels, vậy làm thế nào để bạn phát lại video ở độ phân giải đầy đủ?
Các nhà sản xuất sử dụng phần mềm kỹ thuật số phóng to một hình ảnh đã ghi hình lại để tiết kiệm tiền (rất nhiều tiền). Trong trước mắt, họ yêu cầu phần cứng thấp hơn,yêu cầu sức mạnh bộ xử lý ít hơn, và sử dụng một bản vá phần mềm loại miễn phí giống như Paint Shop hay bất cứ phần mềm nào khác , chỉ đơn giản là cho nhân cao hình ảnh như của một hình có yếu tố phóng to của 4X. Nhưng như vậy , sẽ có các ảnh hưởng bất lợi đối với chất lượng của hình ảnh , và quan trọng hơn, ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của dữ liệu giám sát .
Thiết bị DVR với công nghệ nén phần mềm so với kỹ thuật nén phần cứng ,đâu là giải pháp tối ưu?
Vậy tại sao Full D1 đắt tiền hơn CIF?
Hầu hết các điểm ảnh (các yếu tố hình ảnh) được hiển thị trên các hệ thống hiện nay là loại  8 bit dữ liệu trên mỗi điểm ảnh. Tính toán bao nhiêu bit dữ liệu bạn cần để xử lý cho bất kỳ thiết bị DVR thực sự là đơn giản.

Tính toán một DVR CIF đầy đủ :
Hãy bắt đầu với CIF, rất phổ biến và thông dụng nhất, đầy đủ cho hầu hết các giải pháp kinh doanh nhỏ.
§  CIF có độ phân giải chuẩn là một hình ảnh bao gồm 352 x 240 pixels.
Phương trình tính toán rất đơn giản:
§   ( 352 x 240 x 8 x 30 ) = 20.275.200 bit
Trong đó:
352 x 240 là kích thước hình ảnh  / 8 bit  cho một điểm ảnh / 30 khung hình mỗi giây
Kết quả cho ra đối với mỗi kênh, một 30fps 1CIF DVR cần phải xử lý 20.275.200 bit dữ liệu.
Tính toán một DVR  4CIF :
§   4CIF có độ phân giải chuẩn là một hình ảnh bao gồm 704 x 480 pixels.
§  vậy  ( 704 x 480 x 8 x 30) = 81.100.800 bit
Ở độ phân giải 4CIF đầy đủ, sẽ cần phải xử lý 81.100.800 bit dữ liệu cho mỗi kênh/camera Vì vậy, khi cài đặt sử dụng cho một DVR 16 kênh tại  Full D1@30FPS cho mỗi kênh video, bạn sẽ thấy ngay là cần đến một sức mạnh xử lý với số lượng bit rất lớn , mức độ rất nghiêm trọng .Nói cách khác ,là phải tiêu tốn nhiều tiền cho một hệ thống riêng để xử lý được các giá trị trên .
CHUẨN D1

D1 là một tiêu chuẩn SMPTE quay video kỹ thuật số , được giới thiệu trong năm 1986 thông qua các nỗ lực bởi các ủy ban kỹ thuật SMPTE. Được bắt đầu và phát triển bởi hãng Sony và Bosch –Sản phẩm BTS và là đơn vị đầu tiên định dạng video kỹ thuật số chuyên nghiệp.

D1 lưu trữ  thành phần video số hóa không nén , mã hóa ở  Y’CbCr 4:2:2   bằng cách sử dụng định dạng CCIR 601, cùng với PCM các rãnh âm thanh cũng được mã hóa thời gian trên loại băng videocassette 3/4 inch (19 mm) . Thành phần video không nén được sử dụng băng thông rất lớn cho thời gian dùng . Thời gian ghi-lưu tối đa trên một băng D-1 là 94 phút.( hệ VHS – VCR )

D-1 với độ phân giải là 720 × 480 cho hệ NTSC và 720 × 576 cho hệ PAL,  được sử dụng cho Video-DVD và truyền hình tiêu chuẩn độ nét cao sau này HDTV.
Sưu Tầm

IR Cut là gì? Và tính năng của Ircut

Như các bạn đã biết công nghệ IRCUT tạo ra một công nghệ tuyệt vời trong quan sát ban đêm, khác phục các nhược điểm về nhiễu, nhìn đêm kém, bị quầng sáng…


Thật chất ánh sáng (Ánh sáng mặt trời, Ánh sáng thấy được từ mắt người, Ánh sáng tự nhiên) đều là một dáng tín hiệu điện tử có thể đo và tính toán được theo bước sóng. Trong dải ánh sáng mà mắt người có thể thấy được chỉ là 1 khoảng nhỏ trong dải quang phổ ánh sáng tự nhiên (Ánh sáng mặt trời), đồng thời còn có rất nhiều bước sóng ánh sáng gần với dãi bước sóng nhìn thấy được là sóng Hồng Ngoại (Infrared và UV). Bạn có thể tham khảo thêm WIKI Tiếng Việt Bức xạ nhìn thấy (ánh sáng) .

Riêng đối với cảm biến CCD/CMOS của Camera giám sát, Máy chụp hình, Máy quay phim, WebCam…. Thì ngoài dải bước sóng thấy được Visible cảm biến còn thấy được một phần của bước sóng hồng ngoại. Do đó nếu cảm biến không lọc bỏ tia hồng ngoại thì khi chụp hình hoặc quay phim kết quả hình ảnh thường bị ngã sang màu hồng hoặc tím.
Đây là vídụ hình ảnh được chụp đồng thời khi có gắn kính lọc IR Filter và không kính lọc.

Để lọc được tín hiệu hồng ngoại có rất nhiều cách khác nhau. Nhưng bây giờ mình chỉ nói về công nghệ lọc hồng ngoại trong Camera Giám Sát.  IR Filter là một kính lọc có mặt hầu hết trong các loại CAMERA giám sát. Kính này thường được cố định bằng keo lên trên mặt cảm biến CCD hoặc CMOS và không tháo rời được.

Còn trong các Camera Giám Sát cao cấp thì kính này sẽ được đóng hoặc mở độc lập bằng một motor nhỏ được điều khiển từ chip xử lý DSP hoặc mạch phụ cảm biến ánh sáng.

Mô hình cách hoạt động của IR Filter.

Trước đây công nghệ dùng Module IR CUT chỉ có trong các thiết bị Camera Giám Sát cao cấp rất đắt tiền như các Camera ZOOM quang học, Camera chuyên dụng. Nhưng gần đây thị trường CHINA đã cho ra đời rất nhiều module IR CUT giá rẻ nên gần như các camera sau này đều ứng dụng công nghệ IR CUT mà không dùng loại cố định trên CCD/CMOS nữa vì IR CUT mang lại rất nhiều hiệu quả so với loại cố định.


Lợi ích của Module IR CUT và kính lọc IR cố định:.

  • Tầm quan sát hồng ngoại cao hơn. Nhìn đêm xa hơn.
  • Hình ảnh sáng đẹp hơn do cảm biến nhận được trực tiếp toàn bộ ánh sáng hình không bị cản bởi kính lọc.
  • Một số Camera thân, Camera chuyên dụng không Hồng Ngoại như SONY FCB-EX480C vẫn có thể quan sát rõ vào ban đêm với nguồn sáng yếu.

 Nhược điểm:.

  • Module dùng lâu ngày rất dễ bị kẹt vì bụi bẩn hoặc hơi nước. Dẫn đến hình đôi khi bị trắng đen cả ban ngày.
  • Nặng hơn có thể làm cho Camera cháy nguồn ngưng hoạt động

When do I want to use Varifocal Lens Versus a Zoom Lens? And What’s the Difference?

When purchasing security cameras, it is important to know what kind of lens will be required. It is best to understand exactly what footage needs to be taken and where. This means that you should have the exact dimensions of the views you need in mind. This will be a very important factor when deciding on the type of lenses you will require to get the most out of your security cameras.
Comparing Varifocal and Zoom Lenses
Varifocal and Zoom lenses differ in focal length and magnification changes. While they are sometimes confused, the lenses are not very alike. Varifocal Lenses do not have fixed positions. Rather, the focus for this type of lens changes with the focal length. When the apertures decrease in size, the focal length increases drastically. They are easier to design and build than true zoom lenses. Zoom lenses have a mechanical assembly which can change the angle view. This means that zoom lenses also do not possess fixed positions. These are the kinds of lenses that are found in binoculars, telescopes, optical instruments, and microscopes. While this type of lens is commonly called a zoom lens, it can also be called a parfocal lens.
Usefulness Of Varifocal Security Cameras
Varifocal security cameras can adjust to the needs of a CCTV surveillance system. Often, these kinds of cameras are in the highest demand. Many people who purchase security cameras for the first time are not sure of the kind of field of view they will require. In these situations, Varifocal cameras are the perfect choice. This is because they are very adaptable to new situations and have a high capacity for marginal error.
Usefulness Of Zoom Security Cameras
Varfocal lenses are extremely good at detailed images ,  mm  m      with high resolution. Images with such magnification and fine detail are often caught with the zoom feature, which leads to its nickname. When purchasing a zoom lens security camera, it is important to know the exact dimensions of the area which will be recorded. If the surveillance system does not have the specified measurements, it will not work properly. This will result in cloudy images, which at worst, will not be able to be used.
Final Differences Between Varifocal And Zoom Lenses
To get the most out of your security cameras, it is vital that the exact dimensions of the secured area be noted. If they are not, the security cameras cannot record quality footage. When zoom lenses are properly set up, they will give the best security footage possible. It produce detailed, high resolution security footage that will not have to leave anything to the imagination. However, if you are unsure of the kind of lens you will need, it would be best to opt for the camera with the Varifocal lens. These kinds of lenses are far more versitile and able to handle differences in focal length and other important attributes for quality videos. Either way, both lenses are great options for any surveillance needs.

Progressive vs Interlace

Interlace ( đan xen, xen kẽ) là kỹ thuật vẽ một frame trong hai lần (mỗi lần đều từ trên xuống và từ trái qua) .Lần thứ nhất vẽ các dòng quét lẻ (1,3,5…) và lần thứ hai vẽ các dòng quét chẵn (2,4,6…) để hoàn thành 1 frame.







Progressivenoninterlaced) ( tuần tự, tịnh tiến ) . Với Progressive các dòng quét sẽ thực hiện liên tục từ trên xuống và từ trái qua (1,2,3,4,5…).
So sánh 2 kỹ thuật



Interlace ra đời nhằm mục đích giảm tải băng thông với một độ phân giải cao nhất định do đó phù hợp với khả năng băng thông còn thấp. 
Progressive cho hình ảnh trung thực hơn, hình ảnh không nhòe, giật với những khung hình hành động tốc độ cao, hỗ trợ độ phân giải cao hơn, tuy nhiên cũng chiếm băng thông gấp đôi Interlace . 

Trên các thiết bị Monitor, LCD Progressive là chuẩn phát hình chuẩn, do đó để có thể phát các tín hiệu Interlace đòi hỏi một thao tác gọi là Deinterlacing.

VIETbuyer: Progressive vs Interlace 
Dien dan chuyen nganh Camera giam sat, IP camera, kiem soat vao ra, phong chay – chua chay

Lý thuyết về Interlace, Deinterlace, Progressive

Như các bạn cũng biết, hiện nay HDTV đang là xu hướng mà giới truyền thông và cả trong kỹ thuật truyền hình đều đang hướng đến.Bên cạnh đó, không thể phủ nhận những thành tựu mà SDTV mang lại trong kỹ thuật truyền hình hiện nay, mà cụ thể là vấn để chúng ta đang đề cập chính là Interlacing và Progressive. 

HDTV và SDTV được chia làm 2 dạng: Progressvie và Interlace
Ở HDTV,như chúng ta biết,bao gồm 2 độ phân giải,720 và 1080,bao gồm:
  • 720i ;1080i: “i” ở đây,là từ viết tắt của Interlace,dùng để chỉ cách thể hiện của Video theo dạng quét 2 Field: Odd và Even
  • 720p ;1080p: “p” là viết tắt của Progressive.
  • 720(p/i): với độ phân giải 1280×720 pixel
  • 1080(p/i): với độ phân giải 1980 x1080 pixel
  • 1080i25: được gọi theo framerate của Video
  • 1080i50: gọi theo số field mà video hiển thị
Sự khác nhau giữa Interlace và Progressvie và Deintelace trong chuẩn HDTV và cả SDTV là gì? 
  • Nguyên tắc hoạt động của Interlace và Progressive không cần phải bàn cãi thêm,ở đây,chúng ta sẽ tìm hiểu sự khác biệt giữa Interlace và Progressive về chất lượng hình ảnh.
  • Như các bạn biết,Interlace sử dụng 2 field theo nguyên tắc quét từng Field chẳng hay field lẻ tùy thuộc vào việc người Editor dùng Top Field First hay Bottom Field First,và cũng xin được nói thêm rằng,trong kỹ thuật phát sóng truyền hình, việc set Field nào chạy trước phụ thuộc hoàn toàn vào Máy phát sóng mà nhà đài đang dùng nên chúng ta không thể quyết định thích xuất field nào trước đều được. Đối với mục đích dân dụng,việc set Field nào tùy thuộc vào bạn chọn,và tất nhiên,không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh trên Tivi LCD hoặc CRT.
  • Đối với Prgressvie,tương tự như SD,hình ảnh thể hiện của Progressive luôn cho kết quả mượt mà và đẹp hơn rất nhiều,tất nhiên,việc dùng cách quét hình lần lượt cả 2 Field theo thứ tự từ trên xuống giúp tăng chất lượng hình ảnh,độ sắc nét,tính tương phản của Video,bên cạnh đó,Video của chúng ta sẽ không hiện tượng Interline Twitter,tức là trượt Field.
Trượt field (Interline Twitter)(tạm dịch): là hiện tượng mà các bạn vẫn thường thấy khi xem DVD bằng máy tính, Nguyên nhân là do độ trễ giữa 2 frame trong 2 Field khác nhau.Ví dụ hình sau:​
Bánh xe trong hình chuyển động nhanh,và vì thế 2 field ở cả 2 frame kết hợp với nhau tạo ra 1 chuyển động trượt liên tục trong khiến cho đối tượng di chuyển mà mắt thường không thể nhận biết dược. Đối với bạn nào sử dụng After Effect, hiện tượng này còn gọi là Frame Blending,2 Frame sẽ được chồng lên nhau và Opasity frame dưới sẽ giảm dần nhường chỗ cho Frame tiếp theo suốt hiện,nếu tăng thời gian của giai đoạn Blending này ta sẽ có bóng ma theo sau chuyển động như hình trên.
  • Deintelace: xin được tạm dịch là khử Interlace, các bạn phân biệt rõ thuật ngữ này nhé, Deinterlace khác với Progressive,
  • Progressive tức là quét tuần tự liên tục,nghĩa là bạn có dữ liệu đầu vào là Prgressive và xem dạng Progressive.
  • Deinterlace: nghĩa là chúng ta có Video ở dạng Interlace, được khử Field chuyển về dạng Deinterlace và nguyên tắc hoạt động quét hình lúc này theo dạng Progressive.Tuy nhiên,chất lượng khác đi nhiều.
  • Nguyên tắc hoạt động của Deinterlace:
  • Trước hết,xin cảm ơn bác Jaguar đã cung cấp một số video để AlvinDuck bổ sung thêm về Deinterlace. Nguyên tắc Deinterlace như ssau: ta có Frame 1,2,3. Trong Interlace,field Chẳn của Frame 1 kết hợp với Field Lẻ Frame 2 sẽ cho ra chuyển động của Interlace. Việc Deinterlace là kết hợp frame 1 với Frame 2,dùng nội suy để tạo ra Frame 1 bằng cách bổ sung Field lẻ cho Frame 1 từ dữ liệu của Frame 2.Tương tự như vậy cho cặp 2-3,3-4…v…v….
  • Deinterlace ngoài việc cần phần mềm hỗ trợ như Procoder, hoặc phần mềm dựng phim chuyên nghiệp mạnh còn phụ thuộc thêm về phần cứng để hỗ trợ tính toán Deinterlace cho Video.Hình thứ 2 các bạn nhận thấy,Deinterlace bằng phần mềm thông thường gây ra hiệu hứng GHOST,còn gọi là bóng ma trong video. Nguyên nhân vấn đề này là do phần mềm cố gắng bổ sung Field nhưng bằng cách làm Blending Frame 1 và 2 chồng lên nhau để khử Interlace và thêm 1 động tác Blur hình.Chính vì thế,chất lượng Video không đạt. Việc hỗ trợ thêm phần cứng sẽ giảm hết khả năng Blur và Chồng hình của 2 frame như hình cuối cùng của Pic 2. Tôi sẽ tiếp tục làm một bài test phân tích bằng phần mềm để Deinterlace video trong bài sau.
  • Các bạn đã hiểu rõ về tính ưu việt và khác biệt giữa Interlace và Progressive,Deinterlace.Khả năng hiển thị hình ảnh đẹp của HDTV tất nhiên đẹp hơn SDTV rất nhiều. Bên cạnh nguyên nhân về độ phân giải cao hơn SD,còn một nguyên nhân có lẽ ít người ngờ rằng, số dòng quét HDTV sử dụng cao hơn SD video.Nhưng trước hết,cho phép tôi phân tích bản thân 2 chuẩn PAL và NTSC, và lý thuyết này có thể áp dụng lên HD vẫn tạm chấp nhận được:
  • PAL và NTSC: Nhiều anh em vẫn sử dụng NTSC vì cho rằng nó đẹp hơn nhưng thật chất,theo quan điểm của tôi là như nhau vì chúng ta khó lòng phân biệt được sự khác nhau bằng mắt thường được vì khá giống nhau. Về lý thuyết,như bác khungtanthoi cung cấp thêm, có
  • 625line quét hình theo chiều dọc đối với PAL và 525line đối vớiNTSC.Và nguyên nhân tại sao có 2 loại này,đơn giản vì lưới điện quốc gia. Ở Việt Nam,điện thế AC đầu vào là AC 220V 50Hz –> PAL hợp lý hơn khi sử dụng. Ở châu Mỹ,điện lưới quốc gia có tần số là AC 110V 60Hz,vì vậy sinh ra hệ NTSC. Còn việc lý giải tại sao thì cái này lại liên quan đến lịch sử. Như vậy chúng ta có 2 phép so sánh như sau:
  • Khác biệt về độ mượt mà của chuyển động: NTSC có Frame rate là ~30fps, PAL có Frame rate là 25fps,nếu xét về độ mượt hình ảnh thì PAL khó lòng sánh kịp với NTSC vì khung hình/s cao hơn, suy ra hình ảnh chuyển động sẽ Smooth hơn. Nhưng:
  • Khác biệt về chất lượng hình ảnh: NTSC vẫn thua PAL ở chất lượng do hệ số quét trên Frame/s thấp hơn vì khác biệt đến 100line cho một frame. Đây không phải là lý do mà hệ thống truyền hình ở Việt Nam chọn PAL làm chuyển truyền hình quốc gia,mà vì như đã nói ở trên,từ lúc truyền hình ở Việt Nam lần đầu xuất hiện,điện lưới Quốc gia đã và đang sử dụng là hệ thống 50Hz.Còn nguyên nhân tại sao thì xin nhường lại cho những anh em làm phát sóng vì tôi thật sự không hiểu hết được kỹ thuật điện tử.
  • Việc lựa chọn PAL hay NTSC cho chuẩn HDTV thì như đã chia sẽ.Ở mức Số dòng quét cao hơn so với chuẩn NTSC mang đến chất lượng hình ảnh tốt hơn cho Video của chúng ta và phù hợp với kỹ thuật điện tử,phụ thuộc vào lưới điện quốc gia hơn.
  1. HDTV tuy cung cấp một chất lượng hình ảnh cao hơn,đẹp hơn và chi tiết hơn SDTV thông thường, nhưng không vì vậy mà phá vỡ đi những nguy tắc về phát sóng trong kỹ thuật SDTV.Tức là vẫn tuân thủ về Field và hệ PAL, hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống phát sóng của đài.
  1. Upper Field hay Lower field đều được quyết định tại trạm phát sóng của đài HTV,VTV đối với cả Cable Signal và Radio Signal.Ngoại trừ hệ thống Satellite.
  1. Ở Việt Nam,hệ thống phát quốc gia luôn tuân thủ Chuẩn Analog PAL 25fps và hiện nay là Upper Field First,dùng Procoder convert theo thông số đối với HTV, VTV vẫn còn sử dụng băng Betacam SP 30 hoặc 60, Lower Field First nhưng vẫn là PAL25.
  1. Với mục đích sử dụng là Internet, Video Digital on Computer, hoặc Data Video thì Progressive là sự lựa chọn tối ưu cho hình ảnh dù HD hay SD.Với mục đích của anh em làm dịch vụ (xin cho phép không nhắc đến kỹ thuật viên kênh và đài vì anh em hiểu rõ thông số phát của kênh), chúng ta set Interlace và Field nào trước cũng được với điều kiện không chuyển qua lại giữa Field chẳng hoặc Field lẻ vì sẽ làm sai Field hoặc ngược Field,làm hình ảnh bị giật.
  1. Và cuối cùng, với HD Video,có lẽ Progressive là lựa chọn hay khi dùng trên máy vi tính vì hiện nay, nếu có HD Video Data,cũng khó tiếp cận để đưa nó vào đầu phát Video dân dụng như Bluray.Với các HDPlayer hiện nay vẫn sử dụng Progressive làm chuẩn phát.
Trong nói riêng về kỹ thuật truyền hình HDTV,đối với SDTV,đòi hỏi băng thông truyền tải và phát song không cao nếu đem so sánh với thực thế phát triển kỹ thuật như hiện nay. Trong kỹ thuật truyền hình, HDTV sử dụng chủ yếu hệ Interlace để truyền tải vì giúp giảm thiểu băng thông phát sóng.Kỹ thuật Interlace với HD còn có 2 cái gọi như với chuẩn SD thông thường:
Tại sao HDTV cho hình ảnh đẹp hơn SDTV?

Kết luận:Như vậy cho phép tôi kết thúc bài viết này ở đây và đưa ra kết luận về Progressive, Interlace, Deinterlace trong kỹ thuật HDTV.

Toàn bộ bài viết AlvinDuck viết theo kiến thức chủ quan mà mình hiểu và thu thập từ một số tài liệu kỹ thuật về Broastcast của EBU( European Broadcasting Union ) vì có cùng thông số với ta.Mong nhận được ý kiến và bổ sung kiến thức của mọi người để hoàn thiện bài viết thêm.

Độ Phân Giải

Trong video analog, hình ảnh bao gồm các dòng hay còn gọi là TV line (dòng TV), vì công nghệ analog có nguồn gốc từ công nghệ TV. Trong hệ thống kỹ thuật số, hình ảnh được tạo thành từ các điểm ảnh (các yếu tố ảnh- pixels). Độ phân giải của camera kỹ thuật số được đo bằng số lượng cả điểm ảnh trên chip cảm ứng hình ảnh.

Độ phân giải NTSC và PAL
Ở Bắc Mỹ và Nhật Bản, NTSC (Ủy ban quốc gia hệ thống truyền hình)  là chuẩn video analog thịnh hành, trong khi ở châu Âu, chuẩn PAL (hệ thống truyền hình màu PAL/ Pha theo từng dòng quét của ảnh) được dùng thường xuyên hơn. Cả hai chuẩn này đều bắt nguồn từ ngành công nghiệp truyền hình. NTSC có độ phân giải là 480 TVL (480 dòng quét đơn), và sử dụng tỷ lệ 60 trường xen kẽ mỗi giây (hay 30 khung hình ảnh được truyền đi trong mỗi giây). PAL có độ phân giải 576 TV line (dòng quét đơn), và sử dụng tỷ lệ 50 trường quét xen kẽ/giây (hay 25 khung hình ảnh/giây). Tổng lượng thông tin/giây là bằng nhau trong cả hai chuẩn này.
Khi analog video được số hóa, số lượng điểm ảnh lớn nhất có thể tạo được dựa trên số TV line có thể được số hóa. Trong khi chuẩn NTSC, kích cỡ hình ảnh được số hóa lớn nhất là 720×480 pixels thì với PAL, kích cỡ này là 720×576 pixels (D1). Độ phân giải được sử dụng thường xuyên nhất là 4CIF 704×576 PAL / 704×480 NTSC.
   Độ phân giải 2CIF là 704×240 (NTSC) hoặc 704×288 (PAL) pixels có nghĩa là chia số dòng quét ngang cho 2. Trong hầu hết các trường hợp, mỗi dòng quét ngang biểu diễn gấp đôi, hay còn gọi “dòng quét gấp đôi”, khi hiển thị trên một máy giám sát để giữ đúng tỷ lệ trong hình ảnh. Đây là một cách để giải quyết vấn đề hình ảnh chuyển động bị mờ trong quét xen kẽ.

Đôi khi, một phần tư của hình ảnh CIF được sử dụng, thường được gọi tắt là QCIF (viết tắt của Quarter CIF).
Sự khác biệt giữa PAL và NTSC bắt đầu sâu xa từ hệ thống năng lượng mà thế giới đang sử dụng. Ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và một số quốc gia ở Châu Mỹ sử dụng hệ thống điện có tần số 60Hz, vì lý do về kỹ thuật xử lý thông tin số dải truyền đi phụ thuộc vào tần số của dòng điện. Vì vậy tín hiệu được xử lý và truyền đi thành 60 dải trong một giây (thông thường còn gọi là tần số quét ngang 60Hz). Chúng ta biết hầu hết các công nghệ truyền hình hay video đều sử dụng công nghệ Interlace Scan (công nghệ quét dòng xen kẽ) để tạo nên một hình ảnh hoàn thiện. Do tốc độ quét quá nhanh nên 2 dải quét này người ta coi nó tạo thành một khung hình. Vì vậy với 60 dải được truyền đi trong giây tạo thành 30 khung hình trong một giây. Đó cũng chính là nguyên do tạo nên 30 khung/s cho chuẩn NTSC.
Còn hệ PAL thì sao ?, chúng ta biết ở các nước Châu Âu, một số nước Châu Á trong đó có Việt Nam chúng ta sử dụng hệ thống điện có tần số là 50Hz, bằng cách giải thích tương tự như trên hệ PAL sẽ có số khung truyền đi trong một giây là 25 khung/s

Thử so sánh hai hệ về chất lượng hình ảnh : Rõ ràng với 576 dòng quét và 480 dòng quét hệ PAL cho chúng ta hình ảnh sắc nét hơn hẳn hệ NTSC. Nhưng với 30 khung/s so với 25 khung/s thì hệ NTSC cho chúng ta hình ảnh mượt hơn rất nhiều. Một điều chúng ta nên chú ý là khi chuyển hình ảnh từ NTSC sang PAL hình ảnh sẽ bị mờ hơn so với khi xem nguyên bản. Bởi kích thước khung ảnh phóng lên sẽ bị giãn ra, do vậy chất lượng sẽ kém hơn. Còn chuyển từ PAL sang NTSC có thể gây ra hình ảnh bị giật, do số khung/s của PAL ít hơn NTSC.

Ngoài tần số quét ngang còn có tần số quét dọc, chính vì vậy tạo nên kích thước khung hình của hai hệ này cũng khác nhau, vì vậy khi xem chúng ta vẫn thường thấy một số hiện tượng co hình (không full màn hình) ở một số bộ phim hay một số kênh truyền hình.

Đến đây chúng ta đã phần nào hiểu tại sao ở Việt Nam bạn nhất thiết phải dùng hệ PAL mà không phải là NTSC rồi phải không. Không phải nguyên do thiết bị của chúng ta quyết định mà là do lưới điện của chúng ta !!!


Độ phân giải VGA

Với sự ra đời của camera mạng, 100% các hệ thống kỹ thuật số có thể được thiết kế. Điều này cho thấy các hạn chế của chuẩn NTSC và PAL không hợp lý. Một vài độ phân giải bắt nguồn từ ngành công nghiệp máy tính đã được giới thiệu, mang lại sự linh động hơn, hơn nữa, chúng là các chuẩn trên toàn thế giới.
VGA viết tắt của Video Graphics Array, là một hệ thống hiển thị đồ họa cho các máy tính, ban đầu được IBM phát triển. Độ phân giải này được định nghĩa là 640×480 pixels, một kích thước rất giống với NTSC và PAL. Độ phân giải VGA thông thường phù hợp hơn với các camera mạng vì hình ảnh video trong hầu hết các trường hợp sẽ được hiển thị trên màn hình máy tính, với độ phân giải trong VGA hay trong nhiều VGA. Quarter VGA (QVGA – VGA ¼) có độ phân giải 320×240 pixels cũng là một định dạng được sử dụng phổ biến, rất gần với CIF. QVGA đôi khi được gọi là độ phân giải SIF (Định dạng trao đổi chuẩn), dễ bị nhầm lẫn với CIF.
Các độ phân giải dựa trên VGA khác là XVGA (1024×768 pixels) và 1280×960 pixels, gấp VGA 4 lần, cho ta độ phân giải megapixel.

Độ phân giải MPEG


Độ phân giải MPEG luôn được nghĩa là một trong các độ phân giải sau:
·                *   704×576 pixels (TV PAL)
·                *   704×480 pixels (TV NTSC)
·                *   720×576 pixels (PAL or D1)
·                *   720×480 pixels (NTSC or D1)





Độ phân giải Megapixel
Độ phân giải càng cao, thì các chi tiết càng có thể được nhìn thấy rõ trong một hình ảnh. Đây là một điều đáng xem xét quan trọng trong các ứng dụng giám sát video, nơi mà một hình ảnh có độ phân giải cao có thể giúp nhận dạng tội phạm. Độ phân giải cao nhất của NTSC và PAL, trong analog camera, sau đó tính hiệu video được số hóa trong một đầu ghi kỹ thuật số (DVR) hay trong một video server, là 400,000 pixels (704×576 = 405,504). 400,000 bằng với 0.4 Megapixel.

Sử dụng định dạng CIF, ví dụ ¼ hình ảnh, độ phân giải sẽ giảm xuống thành 0.1 Megapixel.

Thậm chí mặc dù ngành công nghiệp giám sát video luôn xoay sở để tồn tại với các hạn chế này, ngày nay công nghệ camera mạng làm cho các độ phân giải cao là có thể thực hiện. Một định dạng megapixel thông thường là 1280×1024, cho ta độ phân giải 1.3 megapixel, 3 lần cao hơn của các analog camera. Camera với độ phân giải 2 megapixel và 3 megapixel cũng tồn tại, và thậm chí các độ phân giải cao hơn vẫn được chờ đợi có thể đạt được trong tương lai.
Camera mạng megapixel cũng mang lại ích lợi về các tỷ lệ co (hệ số co) khác nhau. Trong một chuẩn TV, một tỷ lệ co 4:3 được sử dụng, trong khi trong TV màn hình rộng hay phim ở rạp (phim cine) là 16:9. Lợi thế của tỷ lệ co này là, trong hầu hết các hình ảnh, phần trên và phần dưới của hình bị bỏ qua, tuy nhiên những điểm ảnh quý báu ở phần giữa được tập trung, và do đó tiết kiệm băng thông và không gian lưu trữ. Trong camera mạng, bất kỳ tỷ lệ co nào cũng có thể được sử dụng.
Ngoài ra, Zoom/ quay ngang/ quay dọc kỹ thuật số có thể tiến hành mà không làm mất độ phân giải. Người điều hành có thể lựa chọn phần nào của hình ảnh megapixel nên được hiển thị. Điều này không ám chỉ tới bất kỳ chuyển động nào từ camera. Nó đảm bảo nhiều độ tin cậy cao hơn.


 (Helen Hiền

Hệ thống phát thanh công cộng

Thường được sử dụng trong các  văn phòng, khách sạn, khu chung cư cao cấp, nhà ga, siêu thị, văn phòng, khu vui chơi giải trí…  phục vụ cho mục đích:

– Phát nhạc nền tạo cảm giác trang trọng, thoải mái, dẽ chịu, nhắn tin
– Thông báo cho từng vùng trong các trường hợp khẩn cấp(cháy nổ), tìm kiếm, thông báo, nhắc nhở…
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
         Tín hiệu phát đi từ trung tâm thông qua mạng cáp truyền đến từng vùng hoặc toàn bộ các vùng loa trong chung cư.
         Toàn bộ các loa trong một  khu vực được kết nối thành một Zone(vùng) sau đó đưa về trung tâm.
         Trung tâm sử dụng các bộ tăng âm có bộ chọn các vùng loa để tiện cho việc thông báo đến từng khu vực cần thiết. Ngoài ra các bộ tăng âm này có khả năng kết nối với các thiết bị ngoại vị khác như Microphone, đầu đĩa, bộ dò sóng Radio hay ghi băng…
MỘT SỐ LƯU Ý KỸ THUẬT
Đối với đầu dây Micro, Micro: Mức rằt dây micro khá yếu, vì vậy, rất quan trọng phải sử dụng dây bọc chống nhiễu để tránh tạp âm. Dây bọc trở kháng thấp cho micro đã được sử dụng, dây bọc thường được sử dụng để chuyển tín hiệu âm thanh từ micro (-70 dB / 0.3 mV) hoặc thiết bị nguồn tín hiệu (0 dB / 1V).
         Ngõ ra cân bằng và không cân bằng
Có hai loại ngõ ra từ micro: cân bằng và không cân bằng. Đối với ngõ ra cân bằng, tín hiệu âm thanh xuất hiện giữa dây nóng (tín hiệu đến) và dây lạnh (tín hiệu phản hồi) mà cả hai đều độc lập so với đầu dây nối đất. Đối với ngõ ra không cân bằng, tín hiệu âm thanh xuất hiện giữa dây nóng và đất (được nối với dây lạnh). Kết nối giữa ngõ vào và ra cân bằng (tại tăng âm) không bị ảnh hưởng bởi tạp âm ngoài, và nó được sử dụng để kết nối khoảng dài. Dây bọc hai lõi được sử dụng để kết nối ngõ ra cân bằng; dây bọc 1 lõi dùng để kết nối ngõ ra không cân bằng.
  –         Khoảng cách mở rộng đối với dây micro
Bảng kê dưới đây cho biết về khoảng cách cực đại cho dây nối. Khi khoảng cách vượt quá những chỉ số dưới đây, tiếng ồn sẽ làm micro mất hiệu quả và vì vậy phải sử dụng bộ trộn micro để tăng cường mức tín hiệu, giảm thiểu ảnh hưởng của tiếng ồn.
 Đối với loa: Khi chuyển tải giọng nói qua nhạc hoặc qua loa, phải chuyển tải với mứccao hơn mức độ tiếng ồn xung quanh. Để truyền tiếng, cần 5 – 10 dB lớn hơn mức tiếng ồn, nhạc nền 3 -6 dB, nhạc biểu diễn 15 – 20 dB lớn hơn mức ồn.
Cường độ âm thanh (dB) là chỉ số biểu hiện mức độ âm thanh từ loa. Cường độ âm thanh tăng khi điện vào loa tăng và giảm khi khoảng cách từ loa tăng
         CÁCH BỐ TRÍ LOA TRONG VĂN PHÒNG:
Loa trần thường được sử dụng, và góc phát của loa là giữa 90 độ cvà 120 độ. Khoảng cách giữa các loa càng nhỏ thì chất lượng âm thanh cành tốt và tiếng càng to.
Đối với các văn phòng không sử dụng chức năng phát nhạc nền, các loa cần được bố trí cách nhau từ 9 – 12m.

 
         Loa nén: Nhà máy với cường độ tiếng ồn cao thường sử dụng loa nén (còi, loại loa có thể phát ra cường độ âm thanh cao. Nếu biết rõ vị trí làm việc của nhân viên trong nhà máy thì loa phải được bố trí thích hợp cho khu vực đó. Nếu không biết rõ thì loa nên được bố trí theo khoảng cách bề mặt sàn. Cường độ âm thanh gần các loa là khá cao. Vì vậy cần lắp đặt loa ở độ cao hơn 4m.
  
Dây nối loa: Để nối loa, sử dụng dây bọc cách điện vynyl (PVC) 600V có đường kính dây là 1.2mm đến 1.6mm (AWG 17 đến AWG 14).
  
Kết nối trở kháng cao và kết nối trở kháng thấp
Bộ tăng âm thường có ngõ ra loa trở kháng thấp (ví dụ như 4Ω, 8Ω, 16Ω,…) và ngõ ra trở kháng cao (ví dụ như 70Ω, 100Ω,…). Ngõ ra trở kháng thấp thường được sử dụng khi có ít loa (1 đến 4) đồng thời khoảng cách giữa bộ tăng âm và loa ngắn (khoảng 10m). Ngõ ra trở kháng cao sử dụng với nhiều loa và khoảng cách lớn. Loa có biến áp thường được sử dụng cho ngõ có trở kháng cao. Đối với hệ thống PA truyền thanh, nếu xem xét đến việc đấu nối loại sai và hiệu quả truyền âm thanh thì nên sử dụng trở kháng cao nếu có thể.
  
Ví dụ kết nối trở kháng thấp:
Cần thiết phải thiết kế sao cho tổng trở kháng vào của loa lớn hơn trở kháng ra của bộ tăng âm, khi tổng trở kháng loa thấp hơn trở kháng ra của bộ tăng âm sẽ dẫn đến kết quảlà hoạt động không ổn định và bộ tăng âm hoạt động sai chức năng. Khoảng cách nối giữa bộ tăng âm và loa nên nhỏ hơn 10m. Nếu khoảng cách này lớn hơn, công suất ra từ bộ tăng âm sẽ làm nóng dây dẫn và không thể cung cấp cần thiết cho loa.
  
Ví dụ kết nối trở kháng cao: 
 Trong hệ thống truyền thanh công cộng, để bao phủ một diện tích rộng nên có khoảng cách nối dây lớn. Vì vậy người ta thường dùng kết nối trở cao. Trong đó tất cả các loa (có biến áp) sẽ được mắc song song, tránh sử dụng những loa này với loa không có biến áp.
Ở kết nối trở kháng cao, khi bạn còn mắc các loa song song, nó sẽ rất hữu hiệu khi thiết kế sao cho tổng đầu vào loa nhỏ hơn công suất đầu ra tăng âm. Điều này sẽ giúp loại bỏ tính toán trở kháng phức tạp.
Thậm chí khi kết nối loa với các đầu vào khác sẽ chẳng có vấn đề gì nếu giữ tổng công suất loa nhỏ hơn mức tăng âm.

Thuật Ngữ Mô Tả Âm Thanh Của Loa

Để đánh giá âm thanh trước hết cần học các thuật ngữ, tiếng lóng của người chơi như “ù hum”, tiếng “sáng”, tiếng “tối”… Những tiếng lóng này có thể làm người mới bắt đầu chơi âm thanh thấy “choáng” khi nghe các audiophile lâu năm bình phẩm. Nếu không tìm hiểu kỹ ý nghĩa của chúng mà chỉ nói bắt chước theo, có thể bạn hàm ý khác từ ngữ đó. Có thực tế là khá nhiều người chơi lâu năm vẫn tham khảo các tài liệu review sản phẩm của nước ngoài để đặt mua và đây có thể coi là nơi bắt đầu chuẩn mực trước khi đi tìm những từ tương đồng.
Mô tả âm thanh không đơn giản nhưng có ngôn ngữ chung. 
Một chuyên gia test loa cho hay ông từng nhận một yêu cầu của khán giả mong muốn có âm thanh “rich” (nghĩa gốc: giàu có, phong phú) giống như ban nhạc sống mà anh ta từng nghe. Liệu anh ta dùng “rich” như một lời khen? Trong khi đó, những người review đôi khi dùng từ đó để chỉ chất lượng tồi của một bộ loa. 
Chuyên gia này đã tìm hiểu chính xác ý của vị khán giả. Hóa ra, anh ta hàm ý đó là âm thanh rất tròn đầy với nhiều tiếng bass sâu. Ông chỉ ra rằng dù một cuộc trình diễn hay một bản ghi có những đặc điểm đó, loa tốt cũng có thể tái tạo chúng gần như vậy nhưng không nên dùng từ “rich” bởi nó có thể trở thành ý làm cho tiếng bass thêm màu sắc, tốt với loại nhạc này nhưng không tốt khi nghe nhạc khác. Trên thực tế, các từ như “rich”, “ripe” hay “chesty” được dùng để chỉ những bộ loa nhấn mạnh quá nhiều vào tiếng bass cao, làm cho giọng nam trầm trở nên thiếu tự nhiên.
Do đó, giới audiophile cần đến một tiếng nói chung bằng một bảng thuật ngữ tiêu chuẩn.
Airy: Rộng lớn. Các nhạc cụ nghe như chúng được bao quanh bởi một bầu không gian rộng lớn. Tái tạo tốt các tần số cao. Đáp ứng tần số cao mở rộng đến 15 – 20 kHz.
Bassy: Thiên bass. Các tần số thấp dưới 200 Hz bị nhấn mạnh.
Blanketed: Bí. Âm cao yếu, nghe như có một cái chăn trùm qua loa, không cho tiếng thoát ra. 
Bloated: Vang. Tiếng bass trung thừa, khoảng 250 Hz. Tần số thấp không gãy gọn, có hiện tượng cộng hưởng, nghe như bạn đang hát trong chum.
Blurred: Nhòe. Đáp ứng nhanh rất kém, ảnh stereo bị mờ, không tập trung, âm thanh không nghe ra chi tiết.
Boomy: Dư bass khoảng 125 Hz. Không gãy gọn, có hiện tượng cộng hưởng.
Boxy: Bí. Có hiện tượng cộng hưởng như thể âm nhạc bị tù túng trong một cái hộp. 
Breathy: Hơi thở có thể nghe rõ khi nghe với sáo và saxophon. Đáp ứng tốt ở tần số cao và trung cao.
Bright: Sáng. Nhấn mạnh vào tần số cao.
Chesty: Nghe như người hát có lồng ngực quá lớn. Có hiện tượng vọt lên ở đáp ứng tần số thấp, từ 125 – 250 Hz.
Clear: Tiếng trong, rõ nét. 
Colored: Màu sắc. Không giống thực, thiếu tự nhiên. Đáp ứng tần số không phẳng, có nhiều đỉnh và hố.
Crisp: Đáp ứng tần số cao được mở rộng. 
Dark: Tối. Đối lập với Clear. Tần số cao yếu.
Depth: Cảm giác về khoảng cách (gần đến xa) của các nhạc cụ khác nhau.

Detailed: Chi tiết. Dễ nghe các chi tiết nhỏ trong bài nhạc. Đáp ứng tần số cao đầy đủ, đáp ứng nhanh rất gãy gọn, sắc sảo.

Dull: Giống Dark. 
Edgy: Quá nhiều tần số cao. Bị méo.
Fat: Xem Full và Warm. Hơi trễ và méo.
Full: Đáp ứng tần số thấp tốt. Giọng nam tròn đầy quanh 125 Hz. Đối nghĩa với Thin.
Gentle: Đối nghĩa với Edgy. Các tần số cao và trung cao có thể bị yếu. 
Grainy: Vụn. Âm nhạc nghe như bị chia tách thành nhiều phần nhỏ chứ không “chảy” êm như một dòng liên tục.
Hard: Quá nhiều mid cao, thường khoảng 3 kHz.
Harsh: Quá nhiều mid cao. Đỉnh trong đáp ứng tần số từ 2-6 kHz.
Muddy: Đục. Âm thanh không trong sáng, bị méo. 
Muffled: Âm thanh cũng nghe như bị trùm chăn. Tần số cao và mid cao bị yếu.
Rich: Xem Full. Có hiện tượng méo. 
Smooth: Dễ nghe. 
Sweet: Ngọt ngào, không bị gắt, chói. Đáp ứng tần số không có đỉnh. Méo ít.
Thin: Mỏng. 
Tight: Chi tiết, chắc chắn, đáp ứng tần số thấp tốt.
Transparent: Trong.Dễ nghe, chi tiết, rõ nét, rất ít méo và nhiễu.
Warm: Bass tốt, không bị mỏng. 
Weighty: Đáp ứng tần số thấp tốt dưới 50 Hz. 
Sưu tầm từ số hóa.net

Loa Và Cấu Tạo Cơ Bản

Loa là dụng cụ điện thanh có tác dụng biến đổi năng lượng điện âm tần thành năng lượng âm thanh. Nó đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngành điện thanh.

 Loa được dùng trong các máy tăng âm, máy thu thanh, máy ghi âm, máy thu hình, trong mạng lưới truyền thanh có dây và để trang âm trong nhà, ngoài trời.
I – ĐẶC TÍNH CHÍNH CỦA LOA:
1 – Công suất danh định của loa:
Công suất danh định của loa là công suất lớn nhất có thể cung cấp cho loa mà loa có thể chịu được, để các bộ phận của loa không bị biến dạng (như cuộn dây bị nóng, màng loa bị méo) và đảm bảo hệ số méo không đường thẳng không vợt quá mức quy định. Đơn vị tính công suất loa là vôn – am – pe (VA).
2 – Điện áp danh định của loa:
Điện áp danh định của loa là điện áp âm tần đưa vào hai đầu loa để có công suất danh định, đơn vị tính điện áp là vôn.
3 – Trở kháng danh định của loa:
Trở kháng danh định của loa là trở kháng đo được khi đưa vào loa một dòng điện âm tần hình sin có tần số quy định (thường là 1000Hz hay 400Hz). Mức điện áp đưa vào loa là 30% điện áp danh định. Trở kháng của loa thay đổi theo tần số.
4 – Thanh áp của loa:
Thanh áp của loa biểu thị độ nhậy của loa. Với cùng một công suất âm tần cung cấp cho loa, loa nào có thanh áp lớn hơn thì độ nhậy cao hơn. Độ nhậy của loa được đánh giá bằng thanh áp chuẩn của loa. Thanh áp chuẩn của loa đo ở điểm trên trục loa cách miệng loa 1m, khi đưa vào loa công suất 0,1VA. Thanh áp tính theo đơn vị m bar.
Thanh áp chuẩn trung bình của loa là trung bình cộng của các thanh áp chuẩn riêng, đo ở các tần số 100, 200, 400, 600, 800, 1000, 1200, 1500, 2000, 2500,  3000, 3500, 4500, 5500, 6500, 8000, 10.000, 12.000, 15.000Hz.
5 – Đáp tuyến tần số của loa: Đáp tuyến tần số của loa biểu thị sự biến đổi của thanh áp chuẩn của loa khi tần số thay đổi 
Đáp tuyến tần số biểu thị tính trung thực của loa. Loa có chất lượng cao thì dải tần số công tác rộng và độ không đồng đều của đáp tuyến tần số càng ít. Màng loa càng to thì tiếng trầm càng rõ.
Loa điện từ có đáp tuyến tần số từ 200 đến 2000Hz chênh lêchh 18dB; loa điện động cỡ nhỡ: từ 150 – 6000Hz, chênh lệch 18 dB; loa điện động cỡ lớn từ 100 – 8000Hz, chênh lệch 15dB; loa điện động chất lợng cao: từ 70 – 10:000Hz, chênh lệch 15dB; loa nén 25W: từ 200 – 4000Hz, chênh lệch 15dB.
6 – Độ méo không đường thẳng:
Nếu đưa vào loa một dòng điện hình sin thì tiếng loa phải là một đơn âm. Nhưng do kết cấu của loa kém, nên tiếng phát ra bị méo, vì tiếng phát là một âm phức tạp gồm âm đơn và một số âm hài. Tỷ số giữa biên độ những âm hài và biên độ âm cơ bản là độ méo không đường thẳng. Độ méo này càng lớn thì tiếng loa càng méo, nghẹt, rè …
7 –Búp hướng của loa:
Các điểm chung quanh loa có cùng mức thanh áp, tạo thành đường đặc tính phương hướng của loa. Loa đơn treo lơ lửng có búp hướng hình cầu, âm thanh toả đều ra mọi phía. Loa cột và loa nén có búp hướng nhọn. Đối với loa đơn thì tiếng trầm có búp hướng giống hình cầu, tiếng thanh có búp hướng nhọn.
8 – Hiệu suất của loa:
Hiệu suất của loa là tỷ số giữa công suất âm thanh phát ra với công suất điện âm tần vào loa. Hiệu suất của loa phụ thuộc vào kết cấu và chất lượng các chi tiết của loa.
II – CÁC LOẠI LOA:
1 – Loa điện động:
Hình 12 – Trình bày cấu tạo của loa điện động:
Trong đó: a là nam châm mạng hình trụ tròn rỗng, b là cuộn dây động quấn trên một khoanh giấy, nằm trong khe từ hình nhẫn, c là trụ sắt non, tạo với nam châm một khe từ trường hình nhẫn khá mạnh, d là màng giấy (nón loa) gắn liền với cuộn dây và mạng trong, đ là sườn loa, e là mạng nhện, g là nếp nhăn của nón loa.
Mạng nhện có một vài nếp nhăn và giữ cho nón loa nằm trong giữa và cuộn dây loa dao động trong khe từ không bị chạm.
Nguyên lý làm việc của loa điện động: Cuộn dây động của loa nằm trong từ trường của nam châm có cực bắc (N) ở trong lòng cuộn dây, cực nam (S) ở vòng chung quanh cuộn dây. Khi dòng điện âm tần chạy qua cuộn dây động của loa thì nó sinh ra một từ trường biến đổi. Cuộn dây động nằm trong từ trường biến đổi thì sẽ di chuyển dọc theo khe từ, theo quy luật bàn tay trái.
Nếu từ trường của nam châm toả ra chung quanh và dòng điện chạy theo chiều mũi tên, thì theo quy luật bàn tay trái cuộn dây động của loa sẽ bị kéo xuống. Khi dòng điện đổi chiều, nghĩa là dòng điện chạy theo chiều mũi tên đứt đoạn thì theo quy luật bàn tay trái, cuộn dây động của loa sẽ bị kéo lên (hình 12b). Do đó, khi dòng điện âm tần chạy qua cuộn dây động thì cuộn dây sẽ rung theo nhịp điệu đó. Rung động này truyền sang màng loa, làm cho màng loa rung động, nên tai nghe được âm thanh. Nón loa càng rộng thì âm thanh càng trầm.
Loa điện động có trở kháng thấp, thường trừ 3W đến 8W, cao lắm là 40. Cho nên khi dùng trong máy thu thanh hay mạng lưới truyền thanh, thường phải kèm theo một biến áp giảm áp, gọi làbiến áp loa. Một số loa điện không dùng nam châm vĩnh cửu, mà dùng nam châm điện. Trong đó nam châm vĩnh cửu được thay bằng cuộn dây có dòng diện một chiều chạy qua. Cuộn dây này tạo nên từ trường trong khe từ. Loa điện động này chỉ dùng trong một số máy thu thanh.
Loa điện động có chất lượng âm thanh cao, đáp tuyến tần số rộng, công suất có thể nhỏ tới 1/20 oát và lớn tới vài chục oát. Loa điện động được dùng rộng rãi trong các máy thu thanh, ghi âm, thu hình, trong mạng lưới truyền thanh, trang âm. …
Loa điện động công suất nhỏ dùng trong truyền thanh có công suất quy định là 0,25VA và 0,15VA. Các loa truyền thanh của Liên Xô bao giờ cũng có núm điều chỉnh âm lượng.
2 – Loa điện từ:
Loa điện từ còn gọi là loa kim, Hình 13 trình bày cấu tạo của loa điện từ.
Trong đó: a là nam châm, b là cuộn dây, c là lưỡi gà, d là màng loa bằng giấy, đ là sườn loa, e là hai miếng sắt chữ U, f là các miếng sắt non, g là cần câu, một đầu gắn vào lưỡi gà, một đầu gắn vào chóp nón loa.
Nam châm có thể là hình trụ hay hình móng ngựa. Bộ phận động cơ của loa có thể lắp ở phía sau nón loa như  trong hình trên, có thể lắp trên giá gỗ ở phía nón loa.
Khi chưa có dòng điện âm tần chạy qua cuộn dây thì cuộn dây và lưỡi gà nằm trong một từ trường không đổi của nam châm.
Khi dòng diện âm tần chạy qua cuộn dây loa thì tạo nên từ trường biến đổi. Lưỡi gà nằm trong từ trờng này, nên bị rung động theo tần số của dòng điện chạy qua cuộn dây. Hệ thống cần câu này truyền rung động này tới màng loa. Màng loa rung động và phát ra âm thanh.
Loa điện từ có cấu tạo đơn giản, nhưng chất lượng kém tiếng trầm bổng đều bị cắt và hay bị hỏng vặt do lưỡi gà bị hút về một bên, kêu vè vè …
Các loa điện từ dùng trong truyền thanh có công suất danh định 0,25VA; trở kháng danh định 3600W (đo ở 400Hz) đáp tuyến tần số từ 200 – 2000Hz chênh lệch 20 dB, hệ số méo không đường thẳng 15% (ở 400Hz).
Hiện nay trên thế giới đã loại bỏ loa này và trên mạng lưới truyền thanh ở nước ta, nó cũng dần dần bị thay thế bằng loa điện động.
 3 – Loa sứ áp điện:
Loa sứ áp điện còn gọi là loa gốm áp điện hay loa tinh thể. Hình 14 trình bày cấu tạo của loa.
Trong đó: a là miếng sứ áp điện, có tráng bạc ở hai mặt, b là miếng đồng tròn mỏng, c là miếng cao su truyền động, d là nón hoa bằng giấy, đ là sườn loa, e là nắp đậy, f là hai dây dẫn điện.
Sứ áp điện có nhiều loại. có tính chất áp điện: Khi đưa một điện áp âm tần vào hai mặt của tấm sứ áp điện thì nó sẽ rung lên theo nhịp điệu của âm tần. Sự rung động đó được truyền qua miếng cao sau tới nón loa và loa phát ra âm thanh.

Đặc điểm của loa sứ áp điện là cấu tạo đơn giản, dễ lắp ráp, dễ sửa chữa, dễ quản lý, giá thành hạ, tiêu thụ ít công suất âm tần. Nhưng tiếng loa lại nhiều thanh ít trầm. Về mặt chất lượng thì hơn loa điện từ, nhưng kém loa điện động.
Loa sứ áp điện hiện nay được nhiều dùng trên mạng lưới truyền thanh ở Trung Quốc. Chẳng hạn, loa sứ áp điện kiểu Hồng Mai YY – 200. Có công suất danh định 0,1VA. Điện áp danh định nhỏ hơn 30V – Trở kháng ở 1000Hz: 9000Hz: 9000W. Dải âm tần: 300 – 10.000Hz. Độ méo không đ ờng thẳng 12%. Thanh áp: 84dB. Đường kính nón loa 200mm.
 4 – Loa nén:
Loa nén có hai phần (hình 15): là động cơ loa và vành loa. Động cơ loa chính là một loa điện động cơ có kết cấu đặc biệt và nhỏ gọn.
Trong động cơ loa có nam châm, khe từ, cuộn dây và màng loa bằng nhựa cứng tròn và lỗi. Vành loa thường gồm có 3 ống. ống trong cùng nhỏ, ống ở giữa lớn hơn, ống ngoài cùng to và loe rộng ra.
Khi dòng điện âm tần chạy qua cuộn dây thì làm cho cuộn dây rung lên, truyền rung động đến màng loa. Âm thanh phát ra được phóng mạnh ra phía trước, lần lượt qua các ống nhỏ, ống giữa, ống ngoài… làm cho thể tích không khí bị dao động tăng dần lên, tiếng loa phát ra rất to.
Loa nén có hiệu suất rất cao, nhưng chất lượng âm thanh kém, dải tần hẹp, thiệt tiếng trầm. Loa nén chỉ nên dùng ở ngoài trời, nơi đông người, ồn ào, không nên đặt trong hội trường.
Loa nén có các loại công suất khác nhau: 5w,10w,15w,25w, 50w. Có một số loa nén công suất lớn tới 300w, 500w gồm có nhiều động cơ loa ghép chung vào một vành hoa.
Ở nước ta thường dùng nhiều loa nén của Trung Quốc: loa 5w có trở kháng 4W, loa 10w có trở kháng 8W, loa 15w và loa 25w có trở kháng 16W. Khi đấu các loa này để trang âm trong một phạm vi hẹp thì không cần dùng kèm thêm biến áp.
Nếu loa đặt ở xa máy hàng trăm mét trở lên hoặc mắc lên dây truyền thanh thì nhất thiết phải dùng kèm biến áp loa. Biến áp loa có cấu tạo và sơ đồ như  hình 16.
Cuộn sơ cấp thường có các đầu 0,250W, 500W, 1000W, 1500W, 2000W. Cuộn thứ cấp có các đầu 0 – 8 – 16W (Hình 16)
Loa 10w hoặc 2 loa 5w nối tiếp thì đấu vào đầu 0 – 8W, loa 15w và loa 25w thì đấu vào đầu 0 – 16W. Tùy theo mức trở kháng yêu cầu mà đấu 2 đầu 0 và 250W (hoặc 500W …) lên đường dây. Ngoài ra chúng ta dùng khá nhiều loa nén của Nhật Bản. 

Loa nén Nhật Bản cũng tương tự loa nén Trung Quốc. Có các loại 5w, 10w, 15w, 25w. Các loa 5w, 10w thường có trở kháng 8W, các loa 15w, 25w có trở kháng 6W. Loa cũng có biến áp để dùng kèm khi đấu loa ra máy và đấu trên mạng lưới đường dây truyền thanh. 
Các loa nén, còn gọi là loa phản xạ hai lần, vì âm thanh từ động cơ loa thoát ra theo ống nhỏ ở trong đập vào đáy ống ở giữa, rồi phản xạ lại phía sau lại đập vào đáy ống loa ngoài và phản xạ lần nữa về phía trước.

Hệ thống Camera – Giới thiệu

Camera là một giải pháp giám sát từ xa rất tiện lợi. Bạn đi xa, muốn xem nhà cửa, con cái như thế nào. Bạn là ông chủ đi công tác, muốn giám sát nhân viên. Bạn đang ở văn phòng và muốn xem phân xưởng sản xuất ở xa hoạt động ra sao? Với hệ thống camera giám sát, mọi chuyện đều được giải quyết. 

Trước đây xây dựng một hệ thống camera rất phức tạp và tốn kém, tuy nhiên hiện nay thì vấn đề này đã trở nên đơn giản.

Ví dụ với IP camera, chỉ cần 1 camera nối mạng và 1 máy tính, thế là bạn đã xem được hình ảnh ở nhà mình hoặc ở Công ty, cách xa hàng ngàn km. Ngoài ra, IP camera không chỉ giữ vai trò giám sát bình thường mà còn là phương tiện để đối thoại trong công việc và sinh hoạt như trao đổi thương mại, giáo dục, giao tiếp, v.v…


Các thành phần chính của một hệ thống camera


Camera – Ống kính : phần thu hình (xem phần chất lượng hình ảnh dưới để biết chi tiết)

Màn hình: xem hình ảnh thu được. 

Bộ chia hình/ Bộ chuyển đổi hìnrh ảnh/Multiplexe: chia hình để xem nhiều camera trên màn hình hoặc chuyển đổi xem hình ảnh từ camera này sang camera khác.

Adapter: cấp nguồn cho camera.

Bô ghi hình : ghi vào băng từ (VCR) hoặc ghi vào đĩa (DVR)

Chân đế cố định/quay : Chân đế cố định dùng để đỡ (hoặc treo) camera theo hướng cố định tại vị trí nào đó. Chân đế quay dùng cho phép quay theo chiều nằm ngang (pan), hoặc vừa quay theo chiều nằm ngang vừa quay theo chiều dọc (pan/tilt). Một số loại camera có tích hợp sẵn tính năng Pan/Tilt thì không cần chân đế này.

Hôp bảo vệ camera : bảo vệ camera khỏi tác động bên ngoài hoặc che giấu camera vì lý do an ninh hay thẩm mỹ


Nếu muốn ghi hình vào máy tính thì cần có card xử lý video gắn trên máy tính và sợi cáp nối. 


Đối với IP camera thì cần có cáp nối mạng LAN hoạc loại IP Camera không dây thì cần kết nối vào bộ thu tín hiệu không dây (gọi al2 AP – Access Point). Các IP camera này phải đi kèm phần mềm, có thể chạy trên Web (dùng ActiveX Control hoặc Java Applet) hoặc như một ứng dụng application. Khi đó các màn hình chính là màn hình máy tính, multiplexer được tích hợp trong phần mềm và có chức năng ghi hình (recording) vào đĩa cứng.


Một số loại IP camera có tính năng cấp nguồn qua mạng LAN (gọi là Power over Ethernet : PoE). Loại này cần cho phép dùng cáp mạng LAN để kết nối camera vào mạng đồng thời cấp nguồn cho camera mà không cần adapter riêng. Khi đó switch/hub nối mạng cho camera phải có cổng PoE hoặc phải dùng 1 sợi cáp mạng đặc biệt.


Một số loại camera có tích hợp tính năng audio 1 chiều hoặc 2 chiều. Với tính năng này bạn có thể giám sát cả hình ảnh và âm thanh từ xa và khi cần có thể phát âm thanh qua ngõ ra audio của camera (audio 2 chiều)


Một số loại camera khác lại có tính năng phát hiện hình ảnh chuyển động (motion detection). Khi đó nếu có vật chuyển động camera sẽ phát hiện và thực hiện báo động bằng các cách hác nhau như đổ chuông, gọi điện thoại, gửi tin nhắn, gửi e-mail v.v… đến người giám sát. 


Ngoài ra cũng có một số loại camera tích hợp các cổng I/O khác, cho phép gắn camera vào các bộ cảm biến khác như khóa cửa, chuông báo động v.v…


Chất lượng hình ảnh


Có rất nhiều thông số kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng quan sát của 1 camera, ở đây chúng ta sẽ đề cập đến những thông số đặc trưng nhất mà thôi.


Các thông số chính bao gồm:


* Độ phân giải (Resolution)

* Lọai cảm biến hình ảnh (Image sensor)

* Ống kính (Lens)

* Độ nhạy sáng (IR)


a. Đô phân giải: là mức độ sắc nét của hình ảnh. Người ta thường căn cứ theo giá trị “ TV lines”. Tần số dòng quét ngang trong 1 đơn vị thời gian (TV line) càng cao, hình ảnh càng sắc nét và rõ ràng -> càng đẹp – > Càng đắt tiền.


Thông thường nhất, trên thị trường, chúng ta thấy có những lọai sau: 350 TVL; 380 TVL, 420 TVL, 480 TVL, 520 TVL, 580 TVL, 600 TVL…

Trong đó:

* Cho nhu cầu quan sát thông thường thì từ 380~480 TVL là đạt yêu cầu.

* Trên 480 TVL, chỉ phục vụ cho những nhu cầu đặc biệt vì giá thành cao hơn nhiều.

* 350 & 380 TVL phục vụ cho những nhu cầu quan sát giản đơn “ thấy là được”


b. Lọai cảm biến hình ảnh (Image Sensor)


Cảm biến hình ảnh là bộ phận đầu tiên của camera tiếp nhận hình ảnh, các tín hiệu này sau đó trải qua 1 quá trình xử lý do phần mạch điện của camera và cuối cùng xuất ra hình ảnh ở dang analog (tín hiệu tương tự) mà chúng ta thấy được. Sensor ví như đôi mắt của con người, 1 đôi mắt tốt sẽ nhìn thấy những hình ảnh đẹp, trong sáng, rõ ràng. Một đôi mắt xấu sẽ nhìn thấy những hình ảnh lờ mờ, nhòe nhọet…


Trên thị trường hiện tại có nhiều lọai sensor do niều hãng cung cấp khác nhau: Sony, Sharp, LG, Samsung, … và 1 số sensor thương mại không nổi tiếng khác.


Đối với camera quan sát, thông dụng nhất là 2 lọai Sony & Sharp. Trong đó Sony cho hình ảnh & màu sắc đẹp hơn nên được ưa chuộng hơn -> giá cũng cao hơn.


Về mặt kỹ thuật, các sensor được chế tạo từ 2 công nghệ chính:


* CCD (Charge-Coupled Device)

* CMOS (Complementary metal–oxide–semiconductor)


c. Ống kính:


1. Nếu sensor quyết định việc nhìn thấy hình ảnh đẹp hay xấu thì ống kính lại quyết định việc nhìn thấy xa, gần, rộng, hẹp như thế nào.


Ống kính, bản thân nó là 1 thấu kính. Và tiêu cự của ống kính quyết định việc nhìn thấy xa hay gần của ống kính đó.


Tiêu cự càng lớn, tầm nhìn của camera càng xa.


· Lọai tiêu cự cố định: 2.1mm, 2.8mm, 3.6mm, 4mm, 6mm, 12mm, 16mm, 25mm…


· Lọai tiêu cự thay đổi được (ống kính zoom) : Cho phép điều chỉnh tiêu cự trong 1 khỏang nào đó ( ví dụ từ 3.6~25mm) để quan sát tốt nhất đối tượng.


Khổ hình của hình ảnh quan sát được sẽ tỉ lệ với tiêu cự của ống kính.


Ví dụ: Ta đang quan sát 1 vật có kích thước là X với ống kính 6mm. Nếu vẫn giữ nguyên cự ly quan sát đó nhưng thay bằng ống kính 12mm, thì kích thước của đối tượng bây giờ sẽ là 2X. thay bằng ống kính 24mm thì kích thước nhìn thấy sẽ là 4X.. v.v…


Đây cũng chính là nguyên tắc của ống kính ZOOM.


Ốg kính điều khiển hội tụ ánh sáng thu được từ môi trường vào cảm biến hình ảnh CCD, tùy theo khoảng cách, môi trường quan sát mà người ta có những cách chọn ống kính khác nhau


* Đối với CCD = 1/2″:

W = 6.4/f x L; H = 4.8/f x L

* Đối với CCD = 1/3″:

W = 4.8/f x L; H = 3.6/f x L

* Đối với CCD = 1/4:

W = 3.6/f x L; H = 2.7/f x L


Trong đó


* H: Chiều cao của môi trường (vật thể) quan sát(m)

* W: Chiều rộng của môi trường quan sát(m)

* L: Khoảng cách từ camera đến vật thể(m)

* f: Tiêu cự của ống kính (mm)


Biết được H, W, L chúng ta có thể tính được tiêu cự f của ống kính


2. Góc nhìn (góc mở) của ống kính.


Góc mở càng lớn, tầm quan sát càng rộng.

Tuy nhiên, Góc mở và tiêu cự có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau: tiêu cự càng lớn thì góc mở càng nhỏ.



Để chọn lựa một camera phù hợp, cần chú ý các thông số cơ bản sau:



1. Camera Indoor, Outdoor.


Indoor: Camera đặt trong nhà.


Outdoor: Camera đặt ngoài trời.


Chú ý rằng, nếu Camera của bạn dự định đặt ngoài trời thì nên chọn Camera Outdoor để đảm bảo chịu đựng được các tác động bên ngoài như độ ẩm, thời tiết, nước, bụi, hay các tác nhân phá hoại khác.


2. IR Camera: Camera hồng ngoại.


Với Camera hồng ngoại, bạn có thể ghi hình vào ban đêm, điều mà các Camera thông thường không thực hiện được. Với những ứng dụng quan sát 24/24, bạn cần chọn Camera có chức năng hồng ngoại. Cũng nên nhớ rằng, trong điều kiện đủ ánh sáng Camera, Camera này hoạt động không khác những Camera bình thường, chỉ khi đêm tối, đèn hồng ngoại được tự động bật, và Camera bắt đầu hoạt động với tính năng hồng ngoại. Có một số khách hàng thắc mắc tại sao Camera khi quay đêm hình ảnh lại chuyển sang đen trắng. Thực ra tất cả các Camera hồng ngoại dù có hiện đại đến đâu thì khi quay đêm hình ảnh cũng chỉ là đen trắng.


Trong bảng thông số, bạn cần quan tâm đến những thông số sau:


IR LED: Số lượng đèn LED hồng ngoại.


VISIBLE DISTANCE AT : Khoảng cách quan sát.


Khi hoạt động ở chế độ hồng ngoại, các đèn LED sẽ tự động bật lên, và đòi hỏi công suất khá lớn, đó là lí do tại sao nguồn cấp cho các Camera hồng ngoại thường là lớn hơn nhiều với các Camera thông thường.


3. Chất lượng hình ảnh.


Chất lượng hình ảnh của một Camera phụ thuộc vào nhiều thông số.


* Image Sensor: Cảm biến hình


Hiện tại, chỉ có 2 hãng sản xuất cảm biến hình trên thế giới là Sony và Sharp. Tuy nhiên cũng có sự khác nhau về chất lượng dẫn đến khác nhau về giá cả. Ngoài thị trường, bạn có thể thấy 2 chiếc Camera giống hệt nhau về kiểu dáng, nhưng giá cả khá chênh lệch nhau. Xin đừng ngạc nhiên, vì thực chất 2 chiếc Camera đó chỉ khác nhau 1 điểm duy nhất là cảm biên hình của hãng nào. Nếu bạn muốn chất lượng hình ảnh tốt, có 1 lời khuyên là nên dùng cảm biến hình của hãng Sony. Kích thước màn hình cảm biến càng lớn thì chất lượng càng tốt. (VD màn hình 1/3 inch Sony CCD sẽ có chất lượng tốt hơn 1/4 inch CCD).


* Resolution: Độ phân giải


Độ phân giải càng lớn thì chất lượng hình ảnh càng nét. Thưòng thì trong các ứng dụng không cần thiết phải quan sát thật rõ nét thì độ phân giải 480 TV Lines là hoàn toàn có thể chấp nhận được.


* CCD Total Pixels: Số điểm ảnh.


Thông số này nói lên trực tiếp chất lượng hình ảnh, càng lớn thì chất lưọng hình ảnh càng tốt, tuy nhiên, chất lượng hình ảnh càng tốt thì cũng đồng nghĩa với dung lưọng ảnh càng lớn, và sẽ tốn bộ nhớ lưu trữ cũng như ảnh hưỏng đến tốc độ đường truyền. Thông thường là với NTSC: 811 (H) x 508 (V), với PAL: 795 (H)x596 (V).


4. Điều kiện hoạt động.


Minimum Illumination: Cường độ ánh sáng nhỏ nhất.


Thường được tính bằng Lux. Thông số này nói lên rằng, Camera chỉ có thể hoạt động ở cường độ ánh sáng lớn hơn cường độ ánh sáng nhỏ nhất. Trong điều kiện quá tối, nếu không phải là Camera có chức năng hồng ngoại thì sẽ không hoạt động được.


Chú ý đến loại Camera có chức năng Auto Iris (Tự động hiệu chỉnh ánh sáng). Đặc điểm của Camera loại này là chỉ với 1 nguồn sáng nhỏ, nó có thể tự động khuyếch đại nguồn sáng đó lên để có thể quan sát được.


Power Supply: Nguồn cung cấp


Hiện nay đa số các Camera đều dùng loại nguồn 12VDC, chỉ một số ít các Camera dùng nguồn khác. Tuy nhiên, bạn không phải lo lắng đên vấn đề nguồn 12VDC, vì phần lớn các Camera đều đi kèm với bộ chuyển đổi nguồn, do đó bạn có thể sử dụng trực tiếp nguồn 220VAC.


Operatinon Temperature: Dải nhiệt độ hoạt động.


Phần lớn các Camera đều cho phép hoạt động trong dải nhiệt độ -10oC – 50 oC, nếu Camera của bạn được sử dụng trong những điều kiện khắc nghiệt như trong công nghiệp, khu vực có nhiệt độ cao thì bạn nên sử dụng các loại Camera chuyên dụng trong công nghiệp.


Operational Humidity: Độ ẩm cho phép.


Thông thường, độ ẩm cho phép là 85% RH (độ ảm tương đối)


5. Góc quan sát.


Trong tài liệu kĩ thuật thường không ghi góc mở, mà ghi thông số d thay cho góc mở. Có thể sử dụng bảng quy đổi sau:


d (góc mở)


2.8mm 105 độ

3.6mm 90 độ

4mm 85 độ

6mm 70 độ

8mm 55 độ


Tuỳ vào ứng dụng của bạn mà nên chọn loại Camera có góc quan sát là bao nhiêu độ. Nếu bạn cần quan sát rộng, có thể chọn loại Camera có góc mở lớn (thường là 90o). Còn nếu chỉ muốn quan sát trong một phạm vi rất hẹp thì cũng sẽ có những loại Camera phù hợp dành cho bạn.


Còn nếu muốn góc quan sát rất lớn, nên chọn loại Camera đặc biệt có chức năng Pan/ Tilt (quay ngang, quay dọc). Nếu bạn đã có một chiếc Camera nhưng không có chức năng Pan/Tilt, bạn hoàn toàn có thể cải tiến nó bằng cách lắp thêm một đế quay ngang, quay dọc, khi đó, bạn có thể điều khiển Camera của bạn quay theo bất cứ hướng nào bạn muốn.


6. Các thông số khác.


Những thông số trên cũng chỉ phản ánh được phần nào chất lượng của một chiếc Camera. Nhưng cũng xin nhắc với các bạn rằng một chiếc Camera tốt không có nghĩa là cả hệ thống của bạn cũng sẽ tốt. Vì hệ thống không đơn thuần chỉ là Camera.